Tủ lạnh qua một thời gian sử dụng, bạn thường thấy một số triệu chứng như: năng lượng không cung cấp đủ như lúc ban đầu, hiệu suất hoạt động kém hơn, tủ lạnh có mùi hôi… Trong bài viết này, Hà Tiên sẽ giúp bạn khắc phục những vấn đề trên.

Nhằm bảo dưỡng tủ lạnh, cũng như khắc phục các vấn đề trên, chúng ta thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Giữ chúng luôn sạch sẽ, và kiểm soát lượng thực phẩm lưu trữ trong tủ, tránh tình trạng quá tải.

Hướng vệ sinh tủ lạnh công nghiệp trong khu bếp công nghiệp

Chúng ta thực hiện các bước sau:

1. Ngắt nguồn điện, và dọn tất cả thực phẩm trong tủ ra bên ngoài

Hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh công nghiệp
Hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh công nghiệp

Để đảm bảo an toàn, hãy chắc chắn rằng nguồn điện đã ngắt hoàn toàn.

Tủ lạnh quá tải, chứa quá nhiều thức ăn bên trong sẽ làm giảm năng suất lạnh. Không khí lạnh truyền đi không đều, làm thức ăn dễ bị hư hỏng. Chúng ta nên kiểm tra lại tất cả thực phẩm lưu trữ và loại bỏ những thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng.

2. Sử dụng hóa chất chùi rửa tủ lạnh

Nên sử dụng đúng loại hóa chất, không tác hại cho inox, nhôm, ron cao su. Không sử dụng chất tẩy rửa có mùi thơm. Một hóa chất các đầu bếp hay sử dụng Jantex Sanitiser – rất tốt cho sử dụng khu bếp và kể cả tủ lạnh công nghiệp.

3. Vệ sinh sạch sẽ cánh cửa, ron cao su cánh cửa

Chú ý tới ron cao su ở cánh cửa. Vì là chất liệu cao su nên sẽ giữ độ ẩm. Lâu ngày chúng giữ mùi là môi trường tạo sự sinh sôi của các con vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.

4. Tháo tất cả ngăn, vách trong tủ mang đi rửa, lau chùi sạch khoan tủ

Tháo các vách ngăn, kệ có trong tủ mang đi rửa sạch. Phơi ráo hoặc lau khô để sẵn.

Khi vệ sinh bên trong tủ lạnh nên sử dụng khăn mềm để lấy đi những nơi chất bẩn đóng cặn lại. Phần dưới cùng của tủ nên được chú ý nhiều nhất vì đây là khu vực có nhiều góc cạnh, nơi vi khuẩn hay lưu trú và rất khó vệ sinh. Vì thế chúng tôi khuyên các bạn nên lựa chọn các dòng tủ có kết cấu thuận tiện để vệ sinh, các góc được bo tròn thì việc vệ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn.

5. Cần làm sạch dàn ngưng của thiết bị lạnh công nghiệp

  • Bảo dưỡng bình ngưng tụ bao gồm các công việc sau:
  • Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
  • Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
  • Bảo dưỡng cân chỉnh bơm, quạt giải nhiệt.
  • Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
  • Vệ sinh bể nước, xả cặn.
  • Kiểm tra, thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước.

>>>Xem thêm: Điểm cần chú ý khi lắp đặt bể tách mỡ thông minh

Tìm hiểu thêm về tủ đông công nghiệp

Tủ đông công nghiệp là gì

Tủ đông công nghiệp
Tủ đông công nghiệp

Tủ đông công nghiệp (hay tủ đông inox) là loại thiết bị làm lạnh được thiết kế để làm lạnh thực phẩm ở nhiệt độ thấp bằng cách tạo ra và duy trì cho thực phẩm một môi trường bảo quản lý tưởng. Môi trường này bao gồm:

  • nhiệt độ,
  • độ ẩm,
  • tốc độ cho môi trường làm mát,
  • áp suất
  • và thành phần không khí.

Chính vì vậy, tủ công nghiệp thường sẽ được sử dụng trong các quy trình công nghệ của ngành công nghiệp thực phẩm.

So sánh tủ đông công nghiệp và tủ dân dụng

Tủ đông công nghiệp trong nhà hàng
Tủ đông công nghiệp

Sự khác biệt chính giữa tủ công nghiệp và tủ đông dân dụng là ở trong vai trò sử dụng. Cụ thể là tủ dân dụng sẽ chứa một lượng thực phẩm ít hơn rất nhiều so với tủ chuyên dụng. Bởi tủ công nghiệp được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Cung cấp số lượng lớn các nguồn cung cấp thực phẩm cần thiết cho một mục đích kinh doanh.

Ngoài ra sự khác nhau còn nằm ở một số điểm như sau:

Kích thước và cấu tạo

Các sản phẩm tủ đông công nghiệp được thiết kế lớn hơn so với loại dân dụng bởi nó cần nhiều không gian hơn để lưu giữ một lượng lớn thức ăn hơn.

Khả năng làm mát

Tuy chức của cả 2 loại tủ đông là giữ cho thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên tủ công nghiệp lại mạnh hơn nhiều, hơn nữa nó còn có máy nén khí với công suất mạnh mẽ có khả năng duy trì nhiệt độ phù hợp ngay khi cả tủ đông được mở với tần suất thường xuyên.

Hình thức bên ngoài

Có thể bạn đã thấy rằng hầu hết tất cả các sản phẩm tủ đông công nghiệp tại các nhà hàng đều trông giống nhau. Bởi vì không cần nhiều hình thức để trưng bày nên hầu hết chúng đều có ngoại thất bằng thép không gỉ.

Bảo trì và bảo dưỡng

Một điểm nữa bạn cần chú ý là việc bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa của tủ đông công nghiệp. Công việc này phải được thực hiện bởi các kỹ thuật viên của các đơn vị phân phối và sản xuất của tủ nếu bạn không muốn mất nhiều tiền hơn khi sử dụng dịch vụ của kỹ thuật viên bên ngoài.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn khách quan về tủ đông công nghiệp và sự khác nhau giữa tủ đông công nghiệp và dân dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc nhất là những bạn đang phân vân lựa chọn giữ tủ đông nghiệp và tủ dân dụng cho công việc kinh doanh của mình nhé.

Mẹo sắp xếp tủ đông công nghiệp

Sắp xếp hợp lý

Sắp xếp thực phẩm hợp lý
Sắp xếp thực phẩm hợp lý

Sau vệ sinh tủ đông trữ lạnh công nghiệp xong việc cần làm tiếp đó chính là sắp xếp mọi thứ sao cho hợp lý và ổn định. Khi các bộ phận làm lạnh  đã hoàn toàn sạch sẽ, đã đến lúc cắm chúng trở lại và đặt thực phẩm lên giá. Khi đặt thực phẩm trở lại tủ công nghiệp, hãy đảm bảo rằng bạn đang áp dụng các quy trình sắp xếp thực phẩm thích hợp cho thiết bị bếp công nghiệp.

Đây là cách nên dự trữ trong tủ đông công nghiệp của mình:

  • Kệ trên cùng: Thực phẩm ăn liền, sản phẩm, bơ, gia vị, thực phẩm nấu sẵn
  • Kệ thứ hai: Hải sản
  • Kệ thứ ba: Toàn bộ thịt lợn và thịt bò sống
  • Kệ thứ tư: Thịt và cá xay
  • Kệ dưới cùng: Gia cầm

Bằng cách đặt thịt sống và thịt gia cầm trên các kệ thấp hơn, bạn sẽ ngăn không cho nước và vi khuẩn nhỏ xuống và làm ô nhiễm thực phẩm bên dưới trong tủ đông trữ lạnh công nghiệp.

Mẹo hữu ích

Ngoài ra còn có một số điều hữu ích có thể làm để sắp xếp tủ lạnh và tủ đông trữ lạnh công nghiệp của mình và giúp bạn dễ dàng tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm:

  • Thêm nhãn cho bất kỳ sản phẩm đã mở nào. Việc thêm nhãn giúp theo dõi độ tươi của thực phẩm. Vì vậy có thể vứt bỏ khi thực phẩm hết hạn sử dụng.
  • Sử dụng các thùng có mã màu. Sử dụng các thùng màu cho các sản phẩm khác nhau. Giúp dễ dàng phân biệt chúng. Giúp nhân viên nhanh chóng tìm thấy sản phẩm họ đang tìm kiếm.
  • Thực hiện phương pháp “First In, First Out”. Còn được hiểu là thực phẩm nào cho vào trước sẽ được sử dụng trước để đảm bảo hạn dùng và tươi mới. Là một phương pháp quản lý hàng tồn kho nhằm đảm bảo rằng sử dụng thực phẩm tươi nhất trước tiên và ngăn thực phẩm lưu lại trong tủ lạnh quá lâu.
5/5 (1 Review)

Bài viết xem nhiều nhất: