Làm thế nào để kinh doanh nhà hàng quán ăn hiệu quả? Nếu bạn là một nhà đầu tư hoặc một người yêu thích kinh doanh và mong muốn thành công trong lĩnh vực này, hãy cùng Hà Tiên tìm hiểu những kiến thức hữu ích dưới đây
Mục lục
- 1 1. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng quán ăn phù hợp
- 2 2. Lựa chọn thực đơn cho kinh doanh nhà hàng
- 3 3. Viết ra kế hoạch chi tiết cho nhà hàng quán ăn của bạn
- 4 4. Nguồn kinh phí dự toán
- 5 5. Một vài lưu ý khi kinh doanh nhà hàng
- 6 6. Thiết kế bếp nhà hàng – yếu tố tiên quyết cho thành công của bạn
1. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng quán ăn phù hợp
Trước tiên, bạn cần trả lời câu hỏi: Nhà hàng của bạn kinh doanh gì?
Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, Hà Tiên xin gợi ý cho bạn một vài cách phân loại nhà hàng như sau:
– Nhà hàng Trung Hoa
– Nhà hàng Hàn Quốc
– Nhà hàng Á
– Nhà hàng Âu
Phân loại theo quy mô, đẳng cấp:
– Nhà hàng bình dân/ quán ăn nhỏ/ quầy bán đồ ăn di động
– Nhà hàng trung – cao cấp
– Nhà hàng rất sang trọng
– Canteen, bếp ăn tập thể, nhà ăn của xí nghiệp, trường học…
Phân loại nhà hàng quán ăn theo hình thức phục vụ:
– Nhà hàng set menu service – phục vụ theo thực đơn cố định
– Nhà hàng A lacarte menu – chọn món theo thực đơn có sẵn
– Nhà hàng Buffet – tự chọn, tiệc đứng
– Nhà hàng coffee shop – nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống
– Nhà hàng phục vụ kiểu fast food – đồ ăn nhanh
– Nhà hàng Banquet hall – chuyên tổ chức tiệc
Phân loại theo loại đồ ăn đặc trưng:
– Nhà hàng hải sản/đặc sản
– Nhà hàng chuyên gà/bò/dê
– Nhà hàng bia hơi
– Nhà hàng lẩu
– Nhà hàng món nướng
– ….
>>>Xem thêm: điểm nổi bật của bể tách mỡ thông minh
2. Lựa chọn thực đơn cho kinh doanh nhà hàng
Thực đơn là một yếu tố không thể thiếu. Hãy xem xét loại đồ ăn bạn muốn phục vụ, các loại nước đi kèm (nếu có) và khoảng giá cho thực đơn. Bạn cũng nên xác định liệu bạn có muốn phục vụ đồ uống có cồn trong cửa hàng hay không.
3. Viết ra kế hoạch chi tiết cho nhà hàng quán ăn của bạn
Khi đã có ý tưởng và định hình cho hướng đi cụ thể của nhà hàng mình, bạn cần phải vạch ra kế hoạch cho tương lai:
– Tổng quan về nhà hàng
– Phân tích thị trường
– Nhân sự
– Quảng bá thương hiệu
– Dự toán tài chính
4. Nguồn kinh phí dự toán
Có rất nhiều vấn đề xung quanh tiền vốn mà bạn cần cân nhắc:
– Chi phí mặt bằng/ thuê nhà hàng tháng
– Chi phí xây dựng/ sửa chữa/ đầu tư bàn ghế, thiết bị nhà bếp
– Chi phí duy trì nhà hàng hoạt động/ thuê nhân viên/ mua nguyên liệu
…
5. Một vài lưu ý khi kinh doanh nhà hàng
– Chọn địa điểm thích hợp nhất cho nhà hàng của bạn
– Giấy phép kinh doanh, Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và các loại giấy tờ cần thiết khác
– Thiết kế bố trí nhà hàng/ bếp nhà hàng
– Nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và dồi dào
– Nhà cung cấp thiết bị tin cậy
– Đội ngũ nhân viên, bao gồm: Người quản lý, Bếp trưởng, Nhân viên phục vụ…
– Quảng bá thương hiệu: Thông qua các đoạn clip trên youtube, bài viết trên các trang fanpage, các bài review về địa điểm ăn uống… Ngoài ra, bạn có thể tạo một website hấp dẫn thu hút các khách hàng.
6. Thiết kế bếp nhà hàng – yếu tố tiên quyết cho thành công của bạn
Bếp được xem như linh hồn của một ngôi nhà, đối với nhà hàng cũng vậy. Bạn cần đặc biệt chú trọng đến khu bếp của mình.
Thiết kế bếp nhà hàng hiệu quả sẽ đem đến những lợi ích mà bạn không ngờ tới: Giúp cho món ăn phục vụ nhanh hơn; giúp giải quyết các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cho nhà hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn.
a. Bố trí không gian nhà hàng:
Một không gian thật gọn gàng, ngăn nắp, hợp lý từ khâu bảo quản, sơ chế, chế biến nấu, đến khâu rửa chén, dĩa vệ sinh dụng cụ. Đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng, diện tích sử dụng cần một phương án thiết kế thật thông minh.
Bạn nên tìm một đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng. Với gần 15 năm kinh nghiệm, từng thực hiện hàng trăm dự án lớn trên cả nước, Hà Tiên tự tin khi có thể tư vấn cho bạn những giải pháp tối ưu và tin cậy.
b. Sắp xếp thiết bị, dụng cụ hợp lý:
Đặc thù của bếp nhà hàng và các bếp công nghiệp nói chung là được thiết kế theo quy trình một chiều. Vì vậy thiết kế bếp công nghiệp hướng đến sự thuận tiện thao tác: khu sơ chế, tẩm ướp gia vị, chế biến, khu rửa dụng cụ, vệ sinh. Có nhiều cách để bố trí thiết bị bếp của bạn hợp lý và khoa học. Tham khảo >>TẠI ĐÂY<< để biết thêm thông tin chi tiết
c. Trang thiết bị bếp công nghiệp trong kinh doanh nhà hàng:
Khi xác định được loại hình kinh doanh của nhà hàng, các chuyên gia sẽ tư vấn bạn chọ được thiết bị phù hợp nhất. Bếp nhà hàng chuyên món hầm, bếp chuyên món xào, bếp chuyên món nướng. Thiết bị bếp cần có cho khu bếp nhà hàng: Bếp á, bếp âu, tủ nấu cơm, lò nướng, dụng cụ inox: nồi hầm, chảo, quầy kệ, chén dĩa, bàn, tủ…
d. Hệ thống thông gió – hút khói bếp nhà hàng, công nghiệp:
Cũng là một tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng. Quá trình nấu, nhiệt sinh nhiều, kèm mùi thức ăn làm không gian trở nên nóng và khó chịu. Hệ thống thông gió cần được thiết kế chuẩn, kết hợp sử dụng máy khử mùi, máy hút mùi tạo không gian bếp luôn thông thoáng.
Để được tư vấn hỗ trợ miễn phí, vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH SX – TM Hà Tiên
247 Hòa Bình, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP. HCM
Điện Thoại: 028-6650 3437
Facebook: Tư Vấn Thiết Kế Bếp Nhà Hàng