Với cách chế biến đơn giản cùng giá cả bình dân, mức độ phổ biến của bánh xếp không hề kém cạnh so với các món bánh khác. Bánh xếp chiên thường được thực khách ưu ái hơn bánh xếp hấp. Thực ra phương pháp hấp vẫn giúp bánh xếp tỏa ra hương vị thơm ngon riêng không thể cưỡng lại. Và hôm nay, chúng ta sẽ vào bếp với bánh xếp hấp cùng tủ nấu cơm công nghiệp.

>>> Bạn Đang Xem: Vào bếp với bánh xếp hấp cùng tủ nấu cơm công nghiệp

Video giới thiệu cấu tạo và hướng dẫn sử dụng Tủ nấu cơm công nghiệp

  • Củ sắn xắt hạt lựu thật nhỏ: 200g
  • Tôm bóc vỏ, băm nhỏ: 300g
  • Nạc cua: 100g
  • Hành tây băm: 100g
  • Hành tím, tỏi, dầu ăn hoặc mỡ nước
  • Lá chuối và xửng hấp
  • Gia vị: muối, tiêu, bột ngọt

Làm vỏ bánh

Bột gạo và bột năng trộn đều vào tô, thêm một chút muối.
Cho từ từ nước sôi vào rồi nhào kỹ bột, trong quá trình nhào thêm từ từ dầu ăn hoặc mỡ vào. Để lớp bỏ bột thật mịn, trước khi trộn bạn có thể rây qua trước các bột này.
Sau khi nhào xong và bột đã nguội bớt thì bạn dùng tay nhào bột lại thành khối bổ mịn rồi để bột nghỉ khoảng 10-15 phút.

Nhào bột làm bánh xếp

Làm nhân bánh

Nạc cá thác lác: trộn đều và ướp với 1/3 thìa cà phê muối, 1/4 thìa cà phê bột ngọt và 1/5 thìa cà phê tiêu khoảng 15 phút.
Củ sắn đem trụng qua nước sôi rồi cho ra và cắt ráo. Hành tỏi bóc vỏ rồi băm nhỏ. Phi thơm hành tỏi rồi cho tất cả phần nhân bánh vào xào.
Trong quá trình xào, nạc cá sẽ dễ vón lại thành mảng nên bạn cần đánh tơi lên, nêm nếm cho phù hợp với khẩu vị của cả nhà và thêm 1/2 muỗng súp bột năng vào rồi trộn thật đều. Chia nhân bánh thành 40 phần bằng nhau.

Gấp bánh:

Rắc một chút bột năng vào khay làm bột áo, đem bột chia thành từng phần nhỏ rồi cán bột mỏng khoảng 3-4 ly, sử dụng khuôn tạo thành những miếng nhỏ, tạo thành lớp vỏ bánh.

Cho phần nhân bánh đã chuẩn bị vào trong vỏ bánh, gấp mép kín viền bánh và nhíu thành viền để tạo nên những đường trang trí, miễn sao cho phần vỏ bánh không bị hở, nếu không nhân bánh khi hấp sẽ bị nhạt.

Vào bếp với bánh xếp hấp cùng tủ nấu cơm công nghiệp

Bước 1

Kiểm tra van phao, rồi cấp nước vào tủ. Nếu nước đủ mà phao vẫn cấp nước, hoặc mở khóa nước mà phao không tự động cấp nước tức là van phao có vấn đề nên kiểm tra lại và ngưng nấu. Liên hệ ngay với nhà cung cấp để được tư vấn kỹ thuật.

Bước 2

Đun sôi nước trong tủ trước khi nấu trong khoảng 10-15 phút. Nếu bạn vừa nấu cơm xong, nhiệt lượng trong tủ vẫn còn thì không cần phải đun sôi nước trước.

Bước 3

Lá chuối đem rửa sạch rồi để ráo. Thoa một lớp dầu ăn lên lá chuối rồi xếp lá chuối vào khay hấp đã được đun sôi
Khi cho lá chuối, bánh xếp hấp sẽ ngon hơn tuy nhiên nếu không tìm được lá chuối thì bạn vẫn có thể hấp bánh được nhé.

Bước 3

Cho bánh vào và xếp thưa bánh trên khay để bánh không bị dính vào nhau. Đợi khi nước sôi bỏ khay vào tủ.

Bước 4: Hấp bánh xếp bằng tủ nấu cơm công nghiệp

Sử dụng tủ nấu cơm bằng gas: Mở van gas, bật nút hấp và tủ sẽ vận hành theo quy trình. Đối với tủ nấu cơm bằng gas là dòng không tự động, không hẹn giờ và không điểu khiển điện tử nên chúng ta phải canh giờ để khóa gas. Khi bánh xếp chín thì tắt gas và khóa van gas lại.

Sử dụng tủ nấu cơm bằng điện: Đối với tủ nấu cơm bằng điện là dòng tự động nên tủ cho phép bạn lựa chọn thời gian nấu bằng cách vặn nút điều chỉnh thời gian của hộp điều khiển trên thân tủ. Tủ sẽ tự động ngắt điện và bật đèn đỏ báo hiệu kết thúc quá trình hấp theo thời gian đã định.

Ngắt nguồn điện khi không nấu nữa và vệ sinh tủ, khay sạch sẽ.

Bước 5

Canh thời gian lấy bánh xếp ra khỏi tủ

Hấp bánh cho đến khi vỏ bánh trong là được. Thời gian hấp khoảng 10 phút

Khay sử dụng khi vào bếp với bánh xếp hấp cùng tủ nấu cơm công nghiệp

Khi vào bếp với bánh xếp hấp cùng tủ nấu cơm công nghiệp, ta nên sử dụng khay lỗ để giúp thoát nước và làm chín bánh

Khay đục lỗ inox cạn

Khay đục lỗ inox sâu

Xửng hấp bằng tre

Bánh xếp sau khi hấp

Sau khi được hấp xong, bánh xếp mềm, có lớp vỏ trong và không bị rách, phần thịt chín đều.

Chúc các bạn thành công khi vào bếp với bánh xếp hấp cùng tủ nấu cơm công nghiệp nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết xem nhiều nhất: