Mở quán ăn tại chỗ là một trong những xu hướng thịnh hành đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Với nhu cầu ăn uống ngày một tăng cao, chắc chắn khi tham gia vào thị trường này với một chiến lược bài bản sẽ giúp bạn thu về một nguồn lợi nhuận tốt. Dưới đây, Hà Tiên đã thu thập những thông tin cơ bản và vô cùng quan trọng về việc kinh doanh quán ăn tại chỗ. Hãy tham khảo ngay để biết được bạn cần chuẩn bị những gì khi khởi nghiệp.
Mở quán ăn tại chỗ cần lưu ý những điều gì?
Mục lục
Chuẩn bị nguồn vốn khi mở quán ăn tại chỗ
Khi mở quán ăn tại chỗ sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải chi tiền. Chính vì vậy, ngay từ ban đầu, bạn cần chuẩn bị cho mình một nguồn vốn mạnh mẽ, vừa để chi trả các khoản cố định vừa để dự trù những chi phí phát sinh khác. Cụ thể, chi phí cần có cho những vấn đề sau:
Chi phí thuê mặt bằng
Kinh doanh quán ăn bắt buộc bạn phải bỏ tiền ra để thuê mặt bằng. Chi phí thuê thường sẽ dao động từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng đối với các cửa hàng nhỏ ở cách xa trung tâm. Quán ăn tại chỗ nằm ở trung tâm thì chi phí thuê sẽ cao hơn gấp đôi thậm chí là gấp 3 lần. Tùy thuộc vào diện tích, quy mô, vị trí mà giá thuê mặt bằng của quán sẽ tăng hoặc giảm dựa trên giá cả chung của thị trường hiện nay.
Chi phí cho nguyên vật liệu
Hầu hết các quán ăn kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ nhập hàng tươi mới mỗi ngày. Chính vì vậy, bạn cũng phải chấp nhận thực trạng giá các loại nguyên vật liệu sẽ liên tục tăng giảm theo xu hướng của thị trường. Tính trung bình, chi phí để đầu tư cho nguyên vật liệu chế biến sẽ khoảng từ 1 triệu đến 3 triệu mỗi ngày.
Chi phí thuê nhân viên
Mở quán ăn tại chỗ có quy mô nhỏ thường sẽ cần thuê 2 nhân viên để làm việc theo ca, đảm bảo quán có thể hoạt động một cách tốt nhất. Thông thường, chi phí để thuê nhân viên sẽ dao động trong khoảng từ 2 đến 4 triệu đồng/tháng/ca/người. Nếu gia đình bạn có người thân có thể tham gia vào hoạt động quản lý và phục vụ thì chi phí cho hạng mục này sẽ giảm đi đáng kể.
Chi phí trang trí
Nội thất và các vật liệu để trang trí quán ăn cũng sẽ ngốn của bạn một khoản chi phí kha khá. Đối với những quán ăn có quy mô nhỏ thì chi phí trang trí quán sẽ tốn khoảng từ 3 đến 4 triệu đồng.
Chi phí dành cho các khoản dụng cụ và thiết bị để phục vụ cho khách hàng như bàn ghế, bát chén, quạt,… sẽ dao động trong khoảng từ 10 triệu đến 30 triệu đồng. Con số này sẽ tăng giảm phụ thuộc vào số lượng ít nhiều và chất lượng của vật dụng mà bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị dư ra một khoản chi phí để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh cùng một khoản tiền khác để đóng thuế.
Như vậy, tổng cộng số vốn mà bạn cần bỏ ra để mở quán ăn tại chỗ sẽ từ 100 triệu cho đến 300 triệu đồng tùy quy mô quán.
Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý và một kế hoạch kinh doanh bài bản
Các vấn đề kinh doanh tại Việt Nam hiện nay đều liên quan đến vấn đề pháp lý. Chính vì vậy, để cho quá trình kinh doanh được hoạt động suôn sẻ và thuận lợi thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục cần thiết. Bên cạnh đó, một kế hoạch kinh doanh cho quán ăn tại chỗ được lên một cách bài bản sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
Thủ tục pháp lý cho quán ăn hoạt động
Dù chỉ là kinh doanh một quán ăn nhỏ, thế nhưng bạn cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để xin các đơn vị có thẩm quyền cấp phép kinh doanh. Như vậy thì quán ăn của bạn mới đảm bảo hoạt động hợp pháp.
Ngoài các giấy tờ về vấn đề kinh doanh thì bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm cả giấy chứng nhận về vấn đề an toàn thực phẩm. Thêm vào đó là giấy chứng nhận quán ăn đáp ứng đủ điều kiện trong vấn đề phòng cháy chữa cháy. Nếu quán ăn của bạn có kinh doanh rượu bia thì cần có thêm giấy phép kinh doanh cho mặt hàng này.
Một kinh nghiệm khi mở quán ăn tại chỗ là bạn nên chuẩn bị hết tất cả những giấy tờ cần thiết. Như vậy, bạn sẽ tránh gặp phải các vấn đề và rắc rối không đáng có khi quán đi vào hoạt động sau này. Bởi lẽ, nếu không có đầy đủ các loại giấy tờ thì khi hoạt động bạn có thể sẽ bị phạt hành chính. Hoặc nặng hơn là quán sẽ bị tạm ngưng hoạt động kinh doanh, làm ảnh hưởng đến tình trạng doanh thu của mình.
Lập kế hoạch kinh doanh bài bản
Khi bạn đã đáp ứng được tất cả các yếu tố về nguồn vốn và giấy tờ kinh doanh hợp pháp thì việc tiếp theo chính là khảo sát thị trường ăn uống trong khu vực. Dù quán ăn của bạn có quy mô nhỏ, thế nhưng việc nắm bắt xu hướng thị trường là điều thực sự cần thiết. Từ đó, bạn có thể tìm kiếm được những thị trường mới hơn cho quán ăn của mình.
Kế đến, bạn phải xác định được khách hàng mục tiêu mà quán ăn của mình hiện đang hướng đến. Ví dụ như quán dành cho học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng,… Với một đối tượng khách hàng cụ thể, thực đơn món ăn cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Không những thế, cách thức bày trí cũng như sắp xếp quán ăn sẽ được điều chỉnh sao cho hợp lý.
Một bản kế hoạch kinh doanh quán ăn tại chỗ được đề ra chi tiết sẽ giúp bạn phòng ngừa được những vấn đề không hay có thể xảy ra sau này.
Thực đơn đa dạng, món ăn chất lượng
Mở quán ăn tại chỗ với quy mô nhỏ cũng cần phải xây dựng một danh sách thực đơn thật đa dạng và phong phú. Đây chính là một ưu điểm giúp quán ăn của bạn lôi kéo được nhiều khách hàng tìm đến hơn.
Nguyên liệu tươi ngon
Đầu tiên, bạn cần phải tìm được một nơi nhập hàng (nguyên vật liệu nấu ăn) tươi sống để chuẩn bị cho thực đơn hàng ngày. Các nguyên liệu tươi ngon với cách bảo quản phù hợp sẽ đảm bảo được chất lượng món ăn của bạn được tốt hơn.
Với những quán ăn có diện tích nhỏ sẽ không đủ chỗ để làm kho cất giữ nguyên liệu. Vậy nên, bạn hãy chọn một đơn vị có thể cung cấp nguồn hàng hàng ngày cho bạn với giá thành tốt nhất. Tất nhiên, bạn cần phải trau dồi thêm kinh nghiệm tuyển chọn nguồn hàng để tránh tình trạng mua phải các nguyên liệu kém tươi ngon và không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể tìm đến những trang trại chăn nuôi và trồng trọt để lấy hàng với giá thấp. Hơn nữa, bạn cũng có thể đảm bảo được nguồn gốc và chất lượng của nguồn thực phẩm. Giá thành nhập hàng tốt sẽ giúp bạn mang về một nguồn thu nhập cao hơn.
Giá bán của món ăn
Khi kinh doanh và mở quán ăn tại chỗ bạn cần lưu ý rằng phải đưa ra một mức giá bán cạnh tranh với thị trường. Mặc dù giá bán được giữ ở mức độ ổn định sẽ không mang đến cho bạn nhiều doanh thu, thế nhưng chính điều này lại giúp bạn giữ chân được các thực khách. Từ đó, quán ăn của bạn tự dưng sẽ có một tệp khách hàng trung thành.
Tâm lý của khách hàng hầu hết đều không thích tìm đến những cửa hàng tăng giảm giá thường xuyên. Vì vậy, việc giữ giá ổn định là điều thực sự cần thiết. Dĩ nhiên, bạn cũng cần đảm bảo rằng, mức giá mà bạn đưa ra phải nằm trong phạm vi lợi nhuận của quán.
Thực đơn đa dạng và rõ ràng
Sự thành công của các quán ăn tại chỗ không thể thiếu được một thực đơn rõ ràng và đa dạng. Ngay từ khi bắt đầu, bạn cần phải lập ra được một danh sách các món ăn mà quán mình sẽ bán và thực đơn đó là dành cho đối tượng khách hàng nào.
Dựa vào tay nghề của đầu bếp mà bạn có thể lên một thực đơn sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, quy mô và diện tích của quán, ngân sách và cả nguồn lực cũng sẽ giúp bạn xác định được những món ăn mà quán mình có thể bán cho khách hàng.
Đa số những quán ăn nhỏ mới mở hiện nay đều tận dụng chiến lược là đánh mạnh vào các thị trường ngách. Họ không cạnh tranh với những quán ăn lớn đã mở trước đó và không bán các món ăn đã quá phổ biến. Thay vào đó, khi mở quán ăn tại chỗ bạn có thể chỉ cần hướng đến một tệp khách nhỏ của thị trường. Như vậy, việc duy trì số lượng nhóm khách này cũng sẽ ổn định hơn. Các sản phẩm mà bạn mang đến cho khách hàng sẽ có đặc trưng riêng và dễ dàng cạnh tranh hơn.
Những chương trình khuyến mãi và ưu đãi cho khách hàng
Thị trường ăn uống hiện nay đang ngày càng phát triển. Điều này vô tình làm cho chi phí đầu tư nguyên vật liệu và cả chi phí vận hành tăng lên cao hơn. Để có thể trụ vững trong ngành này, khi bạn mở quán ăn thì bạn cần phải thật thận trọng với những quyết định của mình. Trong trường hợp muốn tăng giá thức ăn thì bạn cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau.
Chắc chắn, không một thực khách nào cảm thấy hài lòng nếu như quán ăn của bạn điều chỉnh giá món tăng thường xuyên. Nếu thị trường nguyên vật liệu tăng giá quá cao và xu hướng các quán ăn khác đều tăng lên thì bạn có thể cân nhắc tăng giá ở một mức độ vừa phải.
Tất nhiên, khi kinh doanh lĩnh vực ăn uống, bạn không thể bỏ qua được những chương trình khuyến mãi đi kèm. Quán có quy mô nhỏ thì các chương trình ưu đãi và giảm giá ở một mức độ cho phép cũng sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng quan tâm hơn.
Các ưu đãi và chất lượng dịch vụ đảm bảo sẽ là một điểm cộng to bự đối với các thực khách. Ưu điểm này sẽ trở thành yếu tố biến họ trở thành những khách hàng thân thiết của quán nhà bạn. Một số chương trình, dịch vụ dành cho các quán ăn nhỏ có thể áp dụng như: miễn phí trà đá, miễn phí khăn lạnh, chỗ gửi xe miễn phí,…
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà bạn cần lưu tâm khi mở quán ăn tại chỗ. Để quán có thể đi vào hoạt động một cách thuận lợi nhất thì việc nắm bắt xu hướng thị trường và học hỏi thêm kiến thức là điều không thể thiểu. Hãy cùng Hatiencorp.vn cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về lĩnh vực kinh doanh ăn uống tại thị trường Việt Nam.
Xem Thêm:
Các Mô Hình Kinh Doanh Nhà Hàng Quán Ăn
Bỏ túi kinh nghiệm mở nhà hàng Buffet hiệu quả nhất
Bí kíp mở quán cafe ở HCM giúp thành công nhanh chóng
Bật mí quán cà phê 24h chất lượng được ưa chuộng nhất
Kinh doanh nhà hàng ăn uống: Kinh nghiệm xương máu cho “lính mới”
Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí Hà Tiên – Giải pháp toàn diện bếp công nghiệp
ĐT: 028 6650 3437 – Hotline: 0932 699 924
Email: info@hatiencorp.vn
Địa chỉ: 247 Hòa Bình, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, HCM
Website: https://hatiencorp.vn/
- Bếp Á Công Nghiệp Chất Lượng, Giá Tốt Cho Bếp Nhà Hàng - 06/01/2024
- Bếp công nghiệp tại Bình Dương Công Ty Complast - 28/10/2023
- 6 mẹo thiết kế bếp công nghiệp thông minh - 28/10/2023