Bạn yêu thích các loại bánh, và có nhiều ý tưởng kinh doanh? Bạn muốn kinh doanh về ẩm thực nhưng không quá am hiểu lĩnh vực này? Bạn muốn mở cửa tiệm bánh nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Dưới đây, Hà Tiên sẽ chia sẻ kinh nghiệm hữu ích, giúp bạn có được những kiến thức cơ bản nhất khi bắt đầu kinh doanh.
Mục lục
- 1 Các loại tiệm bánh
- 2 Mở cửa tiệm bánh: Bắt đầu từ đâu?
- 2.1 1. Mở cửa tiệm bánh: Bắt đầu từ đâu? – Lên bản kế hoạch kinh doanh
- 2.2 2. Vay vốn khởi nghiệp
- 2.3 3. Thuê mặt bằng kinh doanh
- 2.4 4. Xin cấp phép và giấy phép
- 2.5 5. Mở cửa tiệm bánh: Bắt đầu từ đâu – Lên sơ đồ tổng quát
- 2.6 6. Mua công cụ dụng cụ
- 2.7 7. Thuê và đào tạo nhân viên
- 2.8 8. Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá thương hiệu
- 2.9 9. Khai trương tiệm
Các loại tiệm bánh
Bạn nên trang bị kiến thức về các loại tiệm bánh và khách hàng mục tiêu của mỗi loại. Có hai loại hình kinh doanh bánh: bán lẻ và bán sỉ. Mặc dù cùng phục vụ một loại sản phẩm, mỗi loại hình có nhu cầu và lượng khách khác nhau.
Tiệm bán lẻ
Đây là loại thông dụng nhất, bán trực tiếp cho khách hàng. Các tiệm này có thể chia làm nhiều nhánh nhỏ, thường chuyên về một loại bánh cụ thể. Tiệm bán lẻ cần không gian cả tiền sảnh (FOH) và hậu sảnh (BOH). Dưới đây là một số loại tiệm bánh bán lẻ cơ bản:
-
Tiệm bánh – cà phê:
Kết hợp giữa tiệm bánh và tiệm cà phê. Chủ yếu bán các loại: bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, các loại bánh khác, trà và cà phê. Tiệm bánh – cà phê thường trang bị bàn ăn phục vụ khách tại chỗ.
-
Quầy phục vụ:
Chỉ sở hữu một khoảng nhỏ tiền sảnh, ít sử dụng bàn để khách ngồi lại ăn. Thay vào đó, họ trang bị một quầy bánh nơi thực khách mua bánh và mang đi.
-
Xe bán bánh lưu động:
Những cửa hàng loại này sử dụng xe tải lưu động để bán bánh. Do không gian hạn chế, phần lớn xe bánh lưu động không thực sự nướng bánh trong xe. Thay vào đó bánh được nướng trước trong một nhà bếp nào đó hoặc bếp gia đình nào đó.
-
Các tiệm bánh chuyên dụng:
Thường chuyên về một loại bánh đặc biệt, như bánh cưới, cupcake, hoặc bánh dành cho người ăn kiêng. Loại tiệm bánh này có thể là đặc sắc nhất vì họ đề nghị những sản phẩm mà khách hàng khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác hoặc sở hữu chất lượng vượt trội so với sản phẩm ở những nơi không chuyên khác.
-
Tiệm bánh tại gia:
Loại hình này càng lúc càng trở nên phổ biến. Đặc biệt khi bạn không cần nhiều vốn khởi điểm hay kinh nghiệm nấu nướng. Những cửa hiệu bánh tại gia thường quảng cáo sản phẩm trên mạng và giao sản phẩm tại tận nhà. Nhiều cửa hàng bánh tại gia cũng rất đặc biệt và cung cấp nhiều mẫu mã cho cùng một loại bánh. Ví dụ như cho cupcake, bánh quy tròn, hoặc sinh nhật…
Tiệm bán sỉ
Thay vì bán trực tiếp cho khách hàng, tiệm bánh sỉ bỏ mối cho các tiệm bán lẻ. Như cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, các quán cà phê…
Những cửa hiệu bán sỉ cần thỏa mãn nhu cầu của khách buôn, nên thường sở hữu quy mô lớn hơn hàng lẻ. Do không phục vụ khách mua trực tiếp, tiệm bánh bán sỉ không cần có khu tiền sảnh (FOH) và cũng không cần nằm ở vị trí đắc địa hay đông đúc. Bên cạnh đó, họ cần sản xuất lượng bánh lớn nên tiệm bánh dạng này thường đầu tư không gian rộng rãi, dụng cụ chuyên nghiệp, hệ quả là cần vốn khởi điểm cao.
Mở cửa tiệm bánh: Bắt đầu từ đâu?
Sau khi quyết định chính xác loại hình và sản phẩm kinh doanh, bạn có thể lên kế hoạch chi tiết hơn cho các bước. Chúng tôi chia nhỏ quy trình thành 9 bước cơ bản sau.
1. Mở cửa tiệm bánh: Bắt đầu từ đâu? – Lên bản kế hoạch kinh doanh
Bước đầu tiên bạn nên viết một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Kế hoạch kinh doanh là phần cốt lõi để bắt đầu mở một cơ sở dịch vụ ăn uống. Bao gồm loại hình kinh doanh, cấu trúc cơ sở, sản phẩm dự định bán, chiến lược marketing và kế hoạch tài chính. Kế hoạch kinh doanh thường gồm 7 phần:
- Tổng quan dự án
- Giới thiệu sơ bộ và miêu tả về Công ty
- Nghiên cứu thị trường
- Sản phẩm và dịch vụ
- Kế hoạch quản lý và cấu trúc quyền sở hữu (cơ cấu góp vốn công ty)
- Chiến lược Marketing và Quảng cáo
- Dự trù tài chính
2. Vay vốn khởi nghiệp
- Vay thương mại truyền thống: Bạn có thể vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào cấp trung ương hoặc địa phương. Vay vốn kiểu này lãi suất thấp và số vốn lớn nhưng yêu cầu điểm tín dụng cao và phải chờ đến lượt được vay.
- Vay tín dụng: tương tự như dùng thẻ tín dụng. Bạn được sở hữu một khoản vay theo định mức, nhưng khi vay chỉ bị trừ phần tiền bạn sử dụng. Bên cạnh đó, khi bạn hoàn trả khoản vay, bạn có cơ hội vay nhiều hơn nữa. Tuy nhiên so với các hình thức khác, vay tín dụng không cho phép vay nhiều và cần theo đuổi nhiều tiêu chuẩn hơn.
- Vay cho doanh nghiệp nhỏ: được sáng lập bởi Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ là loại khoản vay cấp vốn khởi nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ đồng thời bảo vệ doanh nghiệp khỏi rủi ro. Vay vốn lãi suất thấp phù hợp với người có mức tín dụng giới hạn nhưng đòi thế chấp và thời gian duyệt các khoản vay có thể lâu hơn thường lệ.
3. Thuê mặt bằng kinh doanh
Sau khi tìm ra một khu vực phù hợp cho kinh doanh, luật sư có thể thay mặt bạn đặt vấn đề thuê và thương lượng cụ thể hơn về mức giá. Bạn nên xác định rõ diện tích đất, và mức tăng giá tối đa nếu có, người sẽ chịu trách nhiệm trả chi phí nếu cần tu sửa và các tiện ích có sẵn kèm theo mặt bằng trong cam kết để tránh rắc rối phát sinh về sau.
4. Xin cấp phép và giấy phép
Kinh doanh thực phẩm phụ thuộc nhiều vào sự điều hành của cấp liên bang, tiểu bang và khu vực, bạn cần xin một số cấp phép và giấy phép trước khi mở tiệm. Bạn nên theo dõi luật và các quy định khác của địa phương để nắm rõ các quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn nhằm xin các giấy phép phù hợp.
5. Mở cửa tiệm bánh: Bắt đầu từ đâu – Lên sơ đồ tổng quát
Sau khi chọn vị trí đặt tiệm, bạn bắt đầu lên kế hoạch loại dụng cụ bạn cần và cách thức tổ chức bếp. Bên cạnh đó, nếu tiệm bánh có khu vực tiền sảnh bạn cần thiết kế phần này.
Thiết kế hậu sảnh (BOH)
Có nhiều để tổ chức bếp và công cụ dụng cụ. Nhưng thông thường phân ra làm 4 khu: khu dọn rửa, khu lưu trữ, khu sơ chế, và khu bếp chính. Loại tiệm bánh – cà phê thường có thêm tiền sảnh gồm quầy phục vụ thức ăn trực tiếp cho khách.
Thông thường bạn bố trí bếp phụ thuộc dòng chảy của thực phẩm. Bắt đầu với khu trữ thực phẩm, tới khu chuẩn bị và nướng bánh. Cuối cùng là phục vụ khách hàng hoặc đóng gói mang đi. Tất cả chén dĩa dơ, nồi và chảo sẽ được tập trung ở nơi để chén dĩa.
Cách bố trí bếp phụ thuộc nhiều vào diện tích thuê và nơi đặt nguồn nước và ống dẫn gas. Trước khi hoàn tất thiết kế, bạn nên đo lại lần nữa để chắc chắn có đủ không gian cho những công cụ dụng cụ cần thiết.
Thiết kế tiền sảnh (FOH)
Một số tiệm bánh sẽ có khu vực tiền sảnh nơi khách hàng chọn mua bánh. Tạo không gian tiền sảnh phù hợp góp phần giúp khách cảm thấy dễ chịu và chọn mua nhanh hơn. Có 4 kiểu bố trí, mỗi loại có ưu điểm riêng:
- Bố trí phẳng: Quầy trưng bày bánh được bố trí theo đường thẳng cho khách hàng dễ lựa chọn.
- Bố trí góc: Bố trí kiểu này sử dụng kệ cong để tạo lối trình bày cao cấp.
- Bố trí theo đường chéo: Bố trí kiểu đường chéo cho phép khách hàng di chuyển dễ dàng trong tiệm bánh
- Bố trí kết hợp: Bạn có thể kết hợp tất cả các kiểu để tận dụng khoảng trống.
6. Mua công cụ dụng cụ
Những dụng cụ mà tiệm bánh sẽ cần phụ thuộc vào loại bánh mà bạn sẽ bán. Ví dụ như có thể bạn cần dụng cụ làm ganache và mứt cho bánh nhưng nếu chỉ tập trung bán bánh mì tươi có thể không cần dụng cụ này. Phụ thuộc kích thước và loại tiệm bánh có thể cần trang bị các công cụ khác nhau, một số dụng cụ cơ bản được liệt kê dưới đây:
• Dụng cụ đánh bột:
• Dụng cụ lưu trữ:
• Dụng cụ nướng:
• Trưng bày và bán hàng:
• Dọn dẹp và Chuẩn bị chỗ vệ sinh dụng cụ:
Dụng cụ làm bánh nhỏ
Bên cạnh các dụng cụ lớn, bạn sẽ cần trang bị thêm các dụng cụ nhỏ khác như thùng đánh bột, hộp đựng, phới lồng, dao cắt bánh mì, tạp dề, và các dụng cụ khác.
7. Thuê và đào tạo nhân viên
Lượng nhân viên cần thuê phụ thuộc vào kích thước tiệm bánh và loại tiệm. Ví dụ như một tiệm bánh bán lẻ sẽ cần thuê và đào tạo nhân viên phục vụ / thu ngân để nhận đơn hàng và thu tiền. Phần lớn nhân viên nướng bánh sẽ làm ở khu vực bếp, chuẩn bị bột, nhân và nướng bánh.
Tiệm bánh của bạn nên có ít nhất một hoặc hai nhân viên có kinh nghiệm, để quan sát và quản lí tổng quát quy trình làm việc. Bên cạnh đó, cần các lao động phổ thông dành cho các công việc như rửa chén, trộn nguyên liệu, đóng gói sản phẩm, và các công việc đơn giản khác
Một số tiệm bánh sẽ cần đầu bếp bánh chuyên nghiệp và nhân viên chuyên làm các công việc tinh vi và chuyên biệt. Ví như tiệm bánh cưới cần người chuyên trang trí bánh kem. Tiệm bán bánh mì kiểu Á cần thuê thợ làm bánh mì lành nghề.
8. Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá thương hiệu
-
Thực hiện nghiên cứu thị trường:
-
Phác họa kế hoạch marketing:
-
Xác định mục tiêu cho chiến dịch marketing:
-
Xác định phương thức quảng cáo phù hợp:
-
Tạo ảnh hưởng truyền thông:
Có nhiều phương pháp có thể sử dụng cho tiệm bán lẻ nhưng lại không dùng cho tiệm bán sỉ. Thường tiệm bánh sỉ tập trung vào việc đánh giá các đối thủ và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đó có thể là các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi. Sau đó, tiếp cận khách hàng và tìm cách chốt sale.
9. Khai trương tiệm
Đây là vài gợi ý Hà Tiên đưa ra cho câu hỏi Mở cửa tiệm bánh: Bắt đầu từ đâu? Hãy làm việc có tổ chức và kĩ lưỡng để tiệm bánh khai trương và đi vào hoạt động hiệu quả. Tạo kế hoạch kinh doanh chi tiết, bám sát kế hoạch này và quản lí giấy tờ hợp lí sẽ tạo bước khởi đầu suôn sẻ cho dự án của bạn.
Bài Viết Xem Thêm:
Tiệm bánh mì – Kinh nghiệm thu hút khách hàng khi kinh doanh tiệm bánh
Tôi muốn mở một tiệm bánh, tôi cần những thiết bị nào cho khu bếp?
Kinh nghiệm để mở tiệm bánh kem hiệu quả