Bếp nấu cơm công nghiệp (tủ nấu cơm công nghiệp) là thiết bị không thể thiếu trong các khu bếp ăn tập thể như bếp căn tin trường học, bệnh viện, công ty, xí nghiệp, quán ăn,… Thiết bị này giúp tiết kiệm nhân công lao động và thời gian. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng, Hà Tiên sẽ cung cấp một số thông tin qua bài viết sau.
Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng bếp nấu cơm công nghiệp
Video giới thiệu cấu tạo và hướng dẫn sử dụng Tủ nấu cơm công nghiệp
Mục lục
- 1 Bước 1: Kiểm tra bếp nấu cơm công nghiệp trước khi sử dụng
- 2 Bước 2: Lắp đặt tủ
- 3 Bước 3: Cấp nước vào tủ nấu cơm
- 4 Bước 4: Đun sôi nước trong tủ cơm 15 phút
- 5 Bước 5: Vo gạo & đong gạo – định lượng nước trong khay nấu cơm
- 6 Bước 6: Nấu cơm
- 7 Bước 7: Đợi 15 phút cho cơm khô nước
- 8 Bước 8: Kết thúc quá trình nấu cơm bằng tủ cơm công nghiệp và thưởng thức
- 9 Bước 9: Vệ sinh tủ hấp cơm công nghiệp sau khi sử dụng
Bước 1: Kiểm tra bếp nấu cơm công nghiệp trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng, cần tiến hành kiểm tra các phương diện kỹ thuật của thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Với tủ nấu cơm sử dụng điện: công suất điện 15kW 380VAC/3Phase/50Hz.CB
Với tủ nấu cơm sử dụng gas: Kiểm tra van gas, công suất gas: 24000KCAL/H – Áp gas 2Bar.
Kiểm tra nguồn nước: nước sạch, không bị nhiễm phèn để tránh tình trạng tủ cơm dần bị rỉ sét.
Kiểm tra tủ, bên trong tủ và khay luôn sạch sẽ (Bộ đốt, điện trở, đầu dò mực nước)
Kiểm tra nguyên liệu
Gạo đã được làm sạch. Thực hiện vo gạo sạch từ 2 đến 3 lần (chú ý: vo gạo nhiều có thể làm mất chất dinh dưỡng trong gạo).
Bước 2: Lắp đặt tủ
Kết nối nguồn điện (hoặc bình gas) với khoảng cách an toàn từ tủ đến tường là 200mm trở lên.
Bước 3: Cấp nước vào tủ nấu cơm
Kiểm tra van phao
Mở van thoát nước, khi nước đang thoát ra mà phao vẫn tiếp tục cấp nghĩa là van phao hoạt động bình thường
Khi đủ nước mà phao vẫn cấp => phao hư => Tiến hành kiểm tra lại phao => Ngưng nấu cơm
Áp nước cấp vào không quá cao. Áp suất làm việc của van phao: 0.05-1.0 Mpa
Lưu ý:
Trong trường hợp sử dụng điện thì “mực nước” cấp vào luôn cao hơn so với mặt điện trở khoảng 20 mm.
Đóng van cấp nước khi đã cấp đủ nước
Bước 4: Đun sôi nước trong tủ cơm 15 phút
Đun sôi nước trước 15 phút sẽ giúp cơm chín nhanh và ngon hơn
Sau khi cấp nước trong tủ xong, đóng cửa tủ lại, khóa an toàn cẩn thận và mở van gas (nếu sử dụng gas) hoặc mở nguồn điện (nếu sử dụng điện) và nấu nước trong tủ trước.
Khoảng 10 đến 15 phút nước trong tủ sẽ sôi, khi hơi nước ở trên nắp tủ bốc hơi thì tắt gas hoặc điện
Lưu ý: Không được sờ vào nóc tủ, lưng tủ cơm khi đang nấu.
Bước 5: Vo gạo & đong gạo – định lượng nước trong khay nấu cơm
Trong thời gian chờ nước sôi bắt đầu vo gạo & đong gạo vào khay và định lượng nước trong khay.
Sử dụng chậu rửa inox để vo gạo giúp thao tác nhanh, sạch sẽ, an toàn thực phẩm.
Để tiết kiệm thời gian vo, với số lượng nhiều 100kg… bạn có thể chuẩn bị sẵn nước trong các bồn chậu rửa. Có thể sử dụng bàn 3 chậu rửa liên tiếp chưa nước sẵn. Giúp bạn thao tác nhanh hơn, rút ngắn thời gian nấu cơm.
Dùng cân hoặc thố chứa 2kg gạo để đong gạo. Có thể dùng thố này để đong nước
Chú ý: Vo gạo nhanh, không để gạo ngâm trong nước quá lâu.
Định lượng nước tùy theo mức độ chín mong muốn của cơm
- Cơm khô 2kg gạo + 2l nước
- Cơm vừa ăn 2kg gạo + 2,4l nước
- Cơm vừa nở 2kg gạo +2,6l nước
Bước 6: Nấu cơm
Cho gạo vào từng khay của tủ nấu cơm, tiêu chuẩn là 2kg gạo/1 khay.
Xếp khay vào tủ, mỗi rãnh của tủ để được 2 khay. Sau đó đóng cửa tủ lại rồi bắt đầu tiến hành nấu cơm.
Khi nấu cơm bằng gas thì đóng ngắt các nguồn điện vào tủ. Rồi bấm chốt an toàn trên van gas. Tủ sẽ vận hành theo quy trình khoảng 50 phút là cơm chín. Tủ nấu cơm bằng gas không tự động, không hẹn giờ, không điều khiển điện tử nên chúng ta phải canh giờ để khóa gas.
Khi nấu cơm bằng điện thì khóa hệ thống gas lại. Đối với tủ nấu cơm bằng điện là dòng tự động, cho phép điều chỉnh thời gian nấu, thời gian hâm nóng lại cơm (nếu cần). Bằng cách vặn nút điều chỉnh thời gian hoặc lập trình trên mặt hiển thị của dòng tủ tự động.
Sau khoảng thời gian từ 50 phút cơm chín. Đối với dòng hẹn giờ và điểu khiển điện tử, tủ sẽ tự động ngắt hệ thống điện. Khi thời gian nấu đã hết thì đèn đỏ sẽ sáng lên báo hiệu.
Lưu ý: Khi muốn tắt tủ cơm không sử dụng nữa, xoay công tắc gạt ngược chiều kim đồng hồ. Ngắt điện và khóa gas khi không nấu cơm nữa.
Xem thêm: Một số lưu ý trong quá trình nấu cơm tủ nấu cơm công nghiệp
Bước 7: Đợi 15 phút cho cơm khô nước
Lấy cơm ra sau 15 phút để cơm ráo nước
Nhiên liệu tiêu thụ sau 65 phút:
Mẻ cơm nấu lần 1:
- Điện: 3.75kW+ 12.5kW -> Chi phí: 16.25 x 2.75 = 41.762 vnđ
- Gas: 0.5kg + 1.67kg -> Chi phí: 2.17 x 30.000 = 65.100 vnđ
Mẻ cơm nấu lần 2 (Nếu nấu 2 mẻ trong một lần Bạn sẽ tiết kiệm chi phí điện / gas):
- Điện: 3.75kg + 25kg -> Chi phí: 28.75 x 2.570 = 73.887 vnđ
- Gas: 0.5kg + 4.68kg -> Chi phí: 5.18 x 30.000 = 155.400 vnđ
Lưu ý: Mở Van an toàn nước và không nên đứng gần tủ cơm khi mở cửa tủ để tránh bị bỏng
Bước 8: Kết thúc quá trình nấu cơm bằng tủ cơm công nghiệp và thưởng thức
Lấy khay cơm ra cẩn thận vì cơm còn nóng
Xới cơm ra chén và trình bày cùng một số món ăn kèm đơn giản
Bước 9: Vệ sinh tủ hấp cơm công nghiệp sau khi sử dụng
Vệ sinh tủ, Khay + Điện trở + Bộ đốt
Đặt khay thẳng đứng để khay dễ khô và sạch
Cẩn thận nhiệt và nước nóng khi vệ sinh dụng cụ.
Ngoài chức năng nấu cơm, bạn có thể sử dụng tủ nấu cơm để hấp bánh, giò, chả, rau, củ, hải sản. Thời gian nấu nhanh chín hơn các loại tủ thông thường nên cơm, thực phẩm có hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.