0 0 Các đánh giá
Article Rating

Hiện nay, kinh doanh nhà hàng đã trở thành một xu hướng phát triển bậc nhất tại Việt Nam và cả trên thế giới. Điều này đã tạo ra sức hút mạnh mẽ, đặc biệt thu hút giới trẻ tham gia đầu tư. Tuy nhiên, để thật sự mang đến hiệu quả khi ứng dụng mô hình này, chúng ta cần thật sự hiểu biết và nắm bắt rất nhiều vấn đề tất yếu. Sau đây là những điều cần biết về mô hình kinh doanh nhà hàng, mà Hà Tiên Corp sẽ giúp bạn nắm bắt được xu hướng hiện nay.

Mô hình kinh doanh nhà hàng là gì?

Trước tiên, nhà hàng là nơi chế biến và phục vụ các món ăn, thức uống nhằm thu lại lợi nhuận. Tùy vào từng loại hình kinh doanh mà nhà hàng có thể phục vụ nhiều đối tượng khác nhau hoặc một nhóm khách hàng nhất định. Theo đó, cách hoạt động của nhà hàng cũng vô cùng đa dạng về sản phẩm, phong cách phục vụ và hình thức vận hành.

Mô hình kinh doanh nhà hàng là phương pháp, kế hoạch sử dụng hình thức sản xuất, phục vụ ẩm thực cho khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận. Ngày nay, dưới sự ảnh hưởng của nền văn hóa nước ngoài, các mô hình nhà hàng cũng được phát triển vô cùng đa dạng và phong phú.

mô hình kinh doanh nhà hàng trở thành xu hướng
Kinh doanh nhà hàng đang trở thành xu hướng và không ngừng phát triển theo thời đại

Đặc điểm của các mô hình kinh doanh nhà hàng

Cũng như các lĩnh vực khác, việc kinh doanh nhà hàng cũng có những đặc điểm, thể hiện tính chất riêng của loại hình này.

Về sản phẩm kinh doanh nhà hàng

Đối với các sản phẩm kinh doanh tại nhà hàng, thường không thể lưu kho, hoặc nếu có thể thì chi phí cao, khiến việc quảng bá bị hạn chế không thể vận chuyển đến nơi khác để giới thiệu trực tiếp và kinh doanh được. Ngoài ra, các sản phẩm bao gồm cả vật chất và phi vật chất, theo đó các loại hình sản phẩm cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

Dựa vào mục đích kinh doanh, việc hoạt động của nhà hàng có thể đi theo những hướng riêng:

  • Tự sản xuất và chế biến sản phẩm: nhà hàng có đội ngũ đầu bếp, nhân viên để tự chế biến món ăn, đồ uống,… và phục vụ cho thực khách có nhu cầu.
  • Kinh doanh sản phẩm có sẵn: thường là những nhà hàng tập trung buôn bán các sản phẩm có sẵn như: bia, bánh kẹo,… và đem đến cho khách hàng chứ không tham gia quá trình sản xuất.
sản phẩm kinh doanh nhà hàng
Sản phẩm kinh doanh nhà hàng có thể tự sản xuất hoặc nhập bên ngoài

Về thời gian hoạt động của các mô hình kinh doanh

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh và thị yếu của nhóm khách hàng hướng tới, mà nhà hàng sẽ điều chỉnh khung giờ hoạt động sao cho phù hợp hơn.

  • Hoạt động từ 7h – 22h
  • Hoạt động phục vụ khách hàng 24/24

Với các mô hình hoạt động theo mùa, doanh thu của nhà hàng phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu ăn uống của khách hàng. Cho nên lợi nhuận sẽ không cố định, đặc biệt đối với mô hình kinh doanh nhà hàng phục vụ tại các khu du lịch. Nhà hàng sẽ có lợi nhuận cao và hoạt động sôi nổi nhất vào những tháng khách hàng đi du lịch nhiều như gần lễ tết, vào mùa hè,…

mỗi mô hình kinh doanh nhà hàng có thời gian hoạt động khác nhau
Thời gian hoạt động của nhà hàng tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh

Về kiến trúc và nội thất của nhà hàng

Việc bố trí không gian, nội thất giúp nâng cao sự cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm của nhà hàng. Tùy vào loại hình kinh doanh có thể có những phong cách khác biệt riêng. Cụ thể, chúng ta có thể bắt gặp những nhà hàng có kiến trúc vô cùng độc đáo như: nhà hàng kiểu Nhật Bản, nhà hàng mang đậm phong cách châu Âu, nhà hàng với phong cách làng quê phục vụ những món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ,…

mô hình kinh doanh nhà hàng cần có thiết kế phù hợp
Thiết kế nhà hàng phải phù hợp với loại hình kinh doanh

Về phong cách phục vụ khách hàng

Cùng với việc bày trí nội thất và phục vụ món ăn theo một chủ đề, thì phong cách phục vụ cũng bị ảnh hưởng theo. Ví dụ như nhà hàng món ăn Nhật sẽ phục vụ theo phong cách, văn hóa của người Nhật,… Và đặc điểm chung khi kinh doanh nhà hàng chính là tất cả đội ngũ nhân viên phải trải qua quá trình đào tạo về cách ứng xử mang tính chuyên nghiệp và lịch sự.

mô hình kinh doanh nhà hàng món Âu
Nhà hàng món Âu thì cần phục vụ theo phong cách phương Tây

Về nhân sự

Để quy trình phục vụ tại nhà hàng được diễn ra có hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận chuyên môn, mỗi người một nhiệm vụ nhất định. Cho nên, trước khi tham gia công việc, các nhân viên đã trải qua quá trình đào tạo chuyên môn về công việc, kỹ năng và phong cách phục vụ. Ngoài ra, các bộ phận tại nhà hàng thường chuyên môn hóa, không thể thay thế cho nhau và có khả năng liên kết để tạo thành một tổng thể hợp nhất.

Bên cạnh tính chuyên nghiệp, tuân thủ quy định và chịu được áp lực cao, thì nhân sự còn cần tính trung thực và có bản lĩnh. Như vậy sẽ giúp bạn có cơ hội phát triển và tạo được ấn tượng trước khách hàng khi gặp những tính huống bất ngờ. Để đáp ứng môi trường làm việc chuyên nghiệp tại nhà hàng, đội ngũ lao động thường là những người trẻ, năng động.

Đội ngũ nhân sự đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chịu khó
Nhân sự phục vụ trong nhà hàng cần có tính chuyên nghiệp, chịu khó

Về đối tượng khách hàng

Mỗi nhà hàng sẽ có những nhóm đối tượng khách hàng. Do đó, đối tượng phục vụ của lĩnh vực kinh doanh nhà hàng cũng đa dạng và có những đặc tính, hành vi và nhu cầu riêng biệt. Điều đó đòi hỏi ở người kinh doanh phải biết nắm bắt tâm lý người tiêu dùng và linh hoạt trong việc lên chiến lược phục vụ.

Các bước để xây dựng mô hình kinh doanh nhà hàng

Lĩnh vực kinh doanh nhà hàng hiện nay trở thành một xu thế đối với rất nhiều người, nên mức độ cạnh tranh cũng vô cùng lớn. Để trở nên tự tin hơn với lĩnh vực này bạn cần nắm bắt quy trình tất yếu sau:

Xác định thị trường mục tiêu

Nhu cầu thưởng thức món ăn của khách hàng ngày càng trở nên “khó tính”. Cho nên đòi hỏi ở nền ẩm thực phải đa dạng, đặc trưng và nâng tầm nghệ thuật. Do đó, người thực hiện ra chúng phải có tính sáng tạo, và không ngừng học hỏi để tiếp thu nền ẩm thực rộng lớn.

Để đáp ứng được nhu cầu của thực khách, trước khi đi vào hoạt động kinh doanh cần có sự nghiên cứu, khảo sát thị trường theo độ tuổi, thu nhập và sở thích của địa phương để từ đó lên kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh sẽ phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư và loại hình nhà hàng hướng đến. Biết rằng khoản chi cho mặt bằng là khoản đầu tư ban đầu và chi phí về sau này là rất lớn. Để dễ tiếp cận khách hàng, nhà kinh doanh thường ưu tiên chọn những khu vực phố lớn, dân cư đông, quy mô lớn. Quan trọng nhất chính là địa điểm phải phù hợp với mô hình của nhà hàng.

chọn địa điểm phù hợp
Chọn địa điểm cho nhà hàng phải phù hợp với mô hình kinh doanh

Thiết kế không gian và bố trí nội thất

Một không gian ấn tượng sẽ giúp bạn ghi điểm đầu tiên trước khách hàng. Bạn nên cân nhắc bố trí nội thất theo từng khu vực: khu chế biến, khu bếp, kho trữ nguyên liệu, khu văn phòng, khu nhà ăn cho khách hàng,…để không gian trở nên thoáng và sạch hơn.

Thông thường sẽ cần sử dụng 40 – 60% diện tích cho khách hàng, còn lại cho các không gian khác. Việc cố gắng tạo khoảng trống sẽ giúp nhà hàng trở nên đẹp, sang trọng và giữ sự riêng tư cho khách hàng.

Lên menu nhà hàng

Một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh nhà hàng chính là xây dựng thực đơn làm sao cho hấp dẫn, và khiến khách hàng quay trở lại sau khi thưởng thức.

Một hương vị riêng, món ăn hấp dẫn sẽ là chìa khóa quyết định giúp nhà hàng của bạn được nhiều người ủng hộ. Cho nên, hãy dành thời gian tìm hiểu thị yếu ẩm thực, thiết kế menu bắt mắt kèm những hình ảnh chân thực sẽ tăng kích thích đối với thực khách. Và quan trọng là chi phí cạnh tranh.

xây dựng menu
Menu là yếu tố quan trọng khi xây dựng mô hình kinh doanh

Phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng

Việc phân biệt rõ và xác định loại hình kinh doanh ngay từ đầu sẽ là bí quyết giúp nhà kinh doanh có hướng đi rõ ràng, lựa chọn đúng nhóm đối tượng khách hàng, đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm tối đa công sức và chi phí. Việc phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng hiện nay sẽ dựa trên nhiều tiêu chí như:

Dựa vào nền ẩm thực

Đây được xem là cách phân loại mô hình kinh doanh thông dụng nhất. Chúng ta có thể dựa vào món ăn đặc trưng của nền ẩm thực vùng miền, quốc gia, châu lục như: Nhà hàng món Việt, Nhà hàng Pháp, Nhà hàng Ý, Nhà hàng Á,…

chia mô hình kinh doanh nhà hàng theo nền ẩm thực
Có thể dựa vào nền ẩm thực để phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng

Phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng theo quy mô

Dựa vào tiêu chí này, chúng ta có thể biết đến những cái tên như: Nhà hàng bình dân, nhà hàng trung – cận cao cấp, nhà hàng cao cấp,…Tuy nhiên, cách phân biệt này chỉ mang tính tương đối, rất khó phân biệt.

Dựa theo loại hình phục vụ

Bạn có thể thấy các cơ sở như: Nhà hàng Alacarte, nhà hàng thức ăn nhanh, nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng sự kiện,… tất cả chúng được phân biệt dựa vào loại hình phục vụ khách hàng.

Phân loại theo chủ đề món ăn

Các nhà hàng phân loại theo hình thức này sẽ phục vụ các món ăn theo những món ăn đặc trưng của quán. Ví dụ như chúng ta có các nhà hàng hải sản, nhà hàng chuyên lẩu, nhà hàng chay, nhà hàng đồ nướng,…

mô hình kinh doanh nhà hàng theo món đặc trưng
Một số nhà hàng sẽ phục vụ theo món ăn đặc trưng

Phân loại theo sự liên kết

Dựa vào chiến lược kinh doanh của nhà hàng liên kết với những mô hình kinh doanh khác nhau như: Nhà hàng trong khách sạn, nhà hàng được tích hợp trong các trung tâm thương mại,…. Hoặc nhà hàng hoạt động riêng lẻ.

mô hình kinh doanh nhà hàng khách sạn
Nhà hàng trong khách sạn thuộc hình thức phân loại theo sự liên kết

Phân loại theo hình thức sở hữu

Đây là hình thức phân loại không được phổ biến tại Việt Nam. Vì chúng chủ yếu được sử dụng để phân loại nhà hàng tư nhân, nhà hàng nhà nước, nhà hàng cổ phần, nhà hàng tổ chức liên doanh của các nhà đầu tư và chuyên môn.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến mô hình kinh doanh nhà hàng

Số vốn cần có khi kinh doanh nhà hàng là bao nhiêu?

Việc mở nhà hàng không thể đưa ra con số chính xác khi kinh doanh được. Bởi nó tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau: chi phí mặt bằng, nội thất, nguyên liệu, trang thiết bị, số lượng nhân viên, các chương trình marketing cho nhà hàng…

Các loại giấy tờ cần có khi kinh doanh nhà hàng là gì?

Giấy phép quan trọng cần có đầu tiên khi mở nhà hàng kinh doanh ăn uống:

  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý xin thêm một số loại giấy tờ như:

  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu trong nhà hàng
  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong nhà hàng
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC nếu thuộc các trường hợp tại Phụ lục 2, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

Hy vọng với những thông tin Hà Tiên chia sẻ có thể giúp bạn nắm bắt được mô hình kinh doanh nhà hàng. Đây là loại hình rất hấp dẫn nhưng cũng không kém phần thử thách dành cho giới kinh doanh. Hãy thật cẩn trọng và linh hoạt nắm bắt thị trường, từ đó sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm cho bản thân. Nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn về thiết kế hoặc nội thất cho căn bếp nhà hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé.

0/5 (0 Reviews)
0 0 Các đánh giá
Article Rating
Đăng ký
Thông báo của
0 Comments
Mới nhất
Củ nhất Đánh giá cao nhất
Phản hồi tại chổ
Xem toàn bộ phản hồi
0
Chúng tôi cảm ơn bạn đã quan tâm, vui lòng phản hồi ý kiến của bạn!x