Việc mở một quán cà phê đã không còn là một vấn đề quá xa lạ ngày nay vì nhu cầu đi cà phê ngày càng nhiều của mọi người từ già đến trẻ. Tuy nói có vẻ đơn giản nhưng từ khâu lên ý tưởng cho tới khâu vận hành lại là một bài toán khá nan giải. Cùng tham khảo cách mở quán cà phê chi tiết từ những người có kinh nghiệm qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Lên ý tưởng từ đó đề ra cách mở quán cà phê
Lên ý tưởng cho quán
Từ ý tưởng sơ khai cho đến một cái quán cà phê hoàn chỉnh là cả một quá trình dài và việc có một ý tưởng hay để thực hiện là rất quan trọng. Việc lên ý tưởng sẽ phải dựa vào đối tượng mục tiêu mà quán hướng đến cùng số vốn hiện có. Từ đó, người chủ sẽ xác định quy mô cũng như cách thức để bắt đầu thiết kế quán. Có 3 phong cách quán chủ yếu trên thị trường hiện nay có thể bắt gặp khá nhiều đó là:
- Cà phê truyền thống: Phân khúc này thường tập trung vào nhóm người đi làm, những người trung niên, những người có nhiều thời gian để ngồi tại quán thưởng thức đồ uống cũng như không gian.
- Cà phê nhượng quyền: Hình thức này đã quá quen thuộc với mọi người những năm gần đây và đang phát triển rất tốt tại Việt Nam. Lý do là vì để gây dựng từ đầu một quán cà phê cần nỗ lực và sự cố gắng rất nhiều. Và nếu làm theo hình thức nhượng quyền với tất cả mọi thứ có sẵn, thì bước đầu đã là một sự thuận lợi. Khi mua lại thương hiệu của các nhãn hiệu nổi tiếng thì kinh nghiệm cũng như menu sẽ giống như cũ, khách hàng sẽ tốn khoảng từ 100 đến 200 triệu tuỳ theo nhãn hàng.
- Cà phê take away: Khi cuộc sống trở nên tất bật hơn, việc dừng lại mua một ly cà phê bên lề trở thành một thói quen của nhiều người. Khách hàng chủ yếu của phân khúc này là các học sinh, sinh viên, người đi làm văn phòng, những người thích mua tới công ty, trường học, văn phòng nhâm nhi hơn là ngồi lại quán.
Lên mô hình mở quán cà phê
Sau khi đã có ý tưởng thì việc lên mô hình phù hợp là bước tiếp theo. Tuỳ vào ý tưởng mà chủ quán sẽ lựa chọn một mô hình trong số các mô hình như:
- Quán cà phê bình dân
- Quán cà phê ăn sáng
- Quán cà phê bóng đá
- Quán cà phê sinh viên
- Quán cà phê take away
Dự trù các loại kinh phí khi lên cách mở quán cà phê
Kinh phí thuê mặt bằng
Như đã đề cập ở trên khi nói về cách mở quán cà phê, đó là tuỳ vào mô hình kinh doanh mà người chủ sẽ đề ra phương án chọn mặt bằng phù hợp.
Thông thường, các mặt bằng để mở quán cà phê là nơi gần trường học, văn phòng làm việc,… Người chủ phải tự xem xét xem nơi đó có hợp và thuận tiện cho việc buôn bán hay không cũng như chi phí xây dựng hoặc sửa chữa có tốn kém hơn nhiều không. An ninh khu vực cũng là một điều cần lưu ý tới khi chọn mặt bằng mở quán, tránh chọn các nơi an ninh bất ổn để xuống tiền nhé.
Với loại hình quán là cà phê take away, mặt bằng sử dụng không cần quá lớn, chỉ cần từ 15 đến 25 mét vuông là hợp lý. Nhưng đối với các quán cà phê mở theo mô hình bóng đá, cà phê vườn có nhiều không gian thoáng đãng, thì mặt bằng sẽ phải lớn hơn rất nhiều.
Chi phí của các loại mặt bằng sẽ tùy thuộc vào vị trí và diện tích sử dụng của mặt bằng nơi đó.
Kinh phí pháp lý
Giấy phép kinh doanh là điều bắt buộc phải có, khi bạn có ý định mở quán cà phê. Chi phí này sẽ rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng, bao gồm:
- Lệ phí đăng ký kinh doanh;
- Phí thông tin doanh nghiệp;
- Phí bảo hiểm, phí kinh doanh đồ uống có cồn (trong trường hợp quán có kinh doanh thêm đồ uống có cồn),…
Kinh phí trang trí và thiết kế
Với thực trạng đi cà phê tìm chỗ “sống ảo” nhiều như hiện nay, việc đầu tư vào “bộ mặt” quán tốt sẽ một yếu tố hút khách đến. Hiện này vẽ tường đang là phong cách được nhiều người chọn sử dụng vì chi phí ổn định, phù hợp với kinh phí từ thấp đến cao tuỳ tay nghề.
Chi phí chính xác cho vấn đề này là không xác định, vì điều này tùy thuộc vào diện tích quán chật hay rộng, phong cách trang trí như thế nào,… Các chi phí cũng thuộc diện trang trí và thiết kế còn bao gồm bàn ghế, đèn, loa, chi phí thuê công ty thiết kế,…
Kinh phí thuê nhân viên
Trung bình một quán cà phê sẽ có từ 3 đến 4 nhân viên tính cả nhân viên pha chế và phục vụ. Lương cho nhân viên pha chế thường sẽ cao hơn các nhân viên khác vì công việc cũng như vị trí đòi hỏi kiến thức cũng như kỹ năng nhất định. Thậm chí để có thể làm được vị trí này, nhân viên pha chế phải trải qua các chương trình đào tạo cụ thể, chất lượng riêng của quán.
Việc thỏa thuận với các nhân viên về lương trước khi làm, sẽ giúp bạn hạn chế các xung đột không đáng có trong quá trình điều hành quán.
Nhân viên được coi là bộ mặt của quán, đặc biệt là nhân viên phục vụ, những người dễ tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng. Do đó việc nhân viên có thái độ vui vẻ, nhiệt tình, niềm nở sẽ tạo ấn tượng rất tốt với khách hàng, tăng tỷ lệ ghé thăm những lần tiếp theo.
Nhân viên bảo vệ cũng nên là những người vui vẻ, thật thà, nhiệt tình và không nề hà trong việc giúp đỡ các khách hàng tới quán.
Kinh phí cho nguyên liệu, thức uống, dụng cụ
Tuỳ vào tình hình kinh doanh của quán cà phê nhưng thông thường kinh phí cho vấn đề này sẽ dao động từ 15 triệu đến 30 triệu. Với các quán kinh doanh tốt, số tiền chi cho những thứ này có thể cao hơn mức đã đề ra.
Các loại máy pha cà phê, máy sinh tố, máy ép, tủ lạnh, tủ làm đá là những thiết bị sẽ tiêu tốn một khoản đáng kể trong thời điểm khởi đầu mở một quán cà phê.
Kinh phí cho marketing
Các hoạt động khác nhau sẽ ứng với số phí khác nhau. Nếu quán cà phê được marketing đúng cách thì sẽ hoạt động rất tốt, mang lại lợi nhuận ổn cho chủ quán. Hiện nay hình thức marketing online đang rất được ưa chuộng, tuy nhiên các bạn nên tìm các công ty chuyên nghiệp để hỗ trợ vấn đề này nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Các hình thức marketing phổ hiến là phát tờ rơi; quảng cáo trên facebook, google; thẻ thành viên; Poster, bảng hiệu, băng rôn quảng cáo; các chương trình khuyến mãi đồ uống theo sự kiện, theo mùa, tất cả sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tăng nhận diện thương hiệu.
Kinh phí mở các quán cafe điển hình
Để mở một quán cà phê bình dân, ước tính số tiền trong những tháng đầu bắt đầu kinh doanh vào khoảng trên dưới 150 triệu đồng. Số tiền này bao gồm các chi phí như chi phí cho mặt bằng, cho nguyên vật liệu, chi phí pháp lý, chi phí thiết kế và trang trí quán, chi phí duy trì quán,…
Để mở một quán cà phê sân vườn, tính theo các chi phí như trên thì bạn cần ít nhất là 500 triệu để ổn định việc kinh doanh những tháng đầu.
Để mở quán cà phê take away, chủ quán cần chuẩn bị 250 triệu đến 300 triệu. Đây cũng là chi phí ước tính nếu bạn muốn mở một quán cà phê sách.
Với số vốn ít tầm chưa đến 100 triệu đồng là đã có thể mở một quán cà phê cóc. Sau đó khi tính hình kinh doanh ổn hơn, lúc đó chủ quán hãy xoay vòng để mua thêm các trang thiết bị cần thiết cho quán của mình.
Dù là mở quán với bất kỳ mô hình nào thì nếu kinh doanh phát triển thuận lợi, việc thu hồi vốn trong thời gian ngắn là hoàn toàn có thể.
Các cách thiết kế không gian mở quán cà phê
Tự thiết kế không gian quán cafe
Cách mở quán cà phê tự thiết kế không gian quán sẽ thể hiện cái gu riêng của người chủ quán. Việc này còn giúp tiết kiệm một số tiền mà sẽ phải chi cho việc thiết kế nếu như muốn thuê ngoài. Internet phát triển giúp cho việc tham khảo mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Thuê đơn vị chuyên nghiệp setup quán cafe
Đây là cách làm được rất nhiều người lựa chọn vì các đơn vị chuyên nghiệp sẽ hiểu biết về cách thức thực hiện hơn những người mới như chủ quán. Họ sẽ biết lắp đặt, sắp xếp mọi thứ sao cho hợp lý nhất, khoa học nhất và đặc biệt là phù hợp với quán nhất.
Tuy chi phí sẽ đội lên một ít, song kết quả sẽ tốt hơn so với việc tự mày mò làm và tốn thời gian.
Mua công thức từ những thương hiệu nổi tiếng khác
Đây là cách lên menu cho những quán cà phê theo hình thức nhượng quyền. Menu giống nhau là một lợi thế của các quán cà phê như thế này nên đây là một cách mở quán cà phê có rất nhiều mặt lợi mà các chủ quán tương lai nên quan tâm tìm hiểu.
Tự đi học pha chế
Việc học pha chế trước khi mở quán sẽ giúp định hình phong cách trong menu của quán rất nhiều. Việc này sẽ giúp chủ quán nắm được các kỹ năng cơ bản nhất, các công thức pha chế nói chung và cả các cách quản lý quán sao cho tối ưu nhất.
Việc học thêm về pha chế còn giúp các chủ quán kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào ở quán, song song giúp kiểm soát nhân viên tốt hơn.
Trong trường hợp các chủ quán muốn xây dựng một phong cách nhất định, khác biệt với các quán cà phê đã có mặt trên thị trường thì một cách mở quán cà phê như vậy là thuê các barista có chuyên môn và trình bày ý tưởng. Với nhiều năm kinh nghiệm, các barista sẽ biết cách tạo một menu đồ uống phù hợp với định hướng quán mà chủ quán hướng đến. Chi phí cho các barista không phải là thấp, tuy nhiên quán sẽ có được sự đảm bảo nhất định.
Bài viết cùng Hatiencorp.vn đã giới thiệu đến mọi người cách mở quán cà phê chi tiết nhất, từ các khâu lên ý tưởng đến lên menu đồ uống. Các chủ quán tương lai hãy tham khảo để bắt đầu kinh doanh trên quán cà phê của riêng mình nhé.
Xem thêm:
Bí kíp mở quán cafe ở HCM giúp thành công nhanh chóng
Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán ăn
Bật mí quán cà phê 24h chất lượng được ưa chuộng nhất
9 Tiêu chuẩn cần và đủ khi thiết kế quán cafe đẹp
Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí Hà Tiên – Giải pháp toàn diện bếp công nghiệp
ĐT: 028 6650 3437 – Hotline: 0932 699 924
Email: info@hatiencorp.vn
Địa chỉ: 247 Hòa Bình, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, HCM
Website: https://hatiencorp.vn/
- Bếp Á Công Nghiệp Chất Lượng, Giá Tốt Cho Bếp Nhà Hàng - 06/01/2024
- Bếp công nghiệp tại Bình Dương Công Ty Complast - 28/10/2023
- 6 mẹo thiết kế bếp công nghiệp thông minh - 28/10/2023