Bố trí bếp nhà hàng hợp lý. Bếp là khu vực cần được chú trọng đầu tư trong kinh doanh nhà hàng. Khu vực bếp cần được bố trí hợp lí, thuận tiện, gọn gàng, sạch sẽ và có sự liên kết với nhau. Tạo điều kiện để các đầu bếp thực hiện công việc dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nói đến bếp nhà hàng, người ta thường nghĩ đến các thiết bị bếp âu, bếp á, vỉ nướng, nồi chiên, và có thể là các đầu bếp bận rộn làm việc. Đó chỉ là một phần rất nhỏ, bếp nhà hàng không chỉ là thiết bị hoặc một cá nhân, nó bao gồm nhiều phần khác nhau được tổ chức theo một mô hình nhất định, để tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả. Mặc dù vài nhà hàng có thể điều chỉnh các thiết bị để phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các bếp công nghiệp sẽ có các khu vực sau:
- Khu vực kho lưu trữ nguyên liệu – thực phẩm
- Khu vực sơ chế
- Khu vực chuẩn bị thức ăn
- Khu bếp nấu
- Khu trình bày thức ăn và ra đồ ăn
- Khu rửa bát và diệt khuẩn
Mục lục
Bố trí bếp nhà hàng – Khu vực Lưu trữ
Khu vực lưu trữ có thể được chia thành kho lưu trữ phi thực phẩm, kho lạnh và kho khô.
Khu vực lưu trữ phi thực phẩm. Bao gồm: các sản phẩm dùng một lần, hóa chất tẩy rửa và các vật dụng chén đĩa sạch từ khu vực làm sạch / rửa của bạn.
Lưu ý: để tránh ô nhiễm, hóa chất tẩy rửa và vệ sinh không thể được lưu trữ bên trên thực phẩm, thiết bị thực phẩm, dụng cụ, bát đĩa hoặc rác thải.
Kho lạnh là nơi trữ các thực phẩm hoặc nguyên liệu cần giữ lạnh hoặc cấp đông. Kho khô bao gồm tất cả các sản phẩm không thể phục hồi và các vật tư tiêu hao khác.
Bạn có thể phân một khu vực nhận hàng cho hàng tồn kho. Nhằm rút
Chuẩn bị thức ăn
Khu vực chuẩn bị thực phẩm có các loại bàn rửa, chậu rửa inox để rửa thực phẩm, khu vực cắt và khu vực trộn. Đây là nơi tiếp nhận các thực phẩm sau khi được sơ chế và tiến hành: băm chặt thịt, viên thịt, tẩm ướp gia vị các loại, nhào bột, nặn bột, lăn bột… Dùng các vật dụng được làm từ inox, gỗ hoặc đá có bề mặt nhẵn mịn để đảm bảo vệ sinh khi sử dụng, dễ lau chùi khi sử dụng xong. Nên lưu ý thiết kế khu vực gia công đủ rộng cho 3 đến 4 đầu bếp đứng để nâng cao hiệu suất công việc, không ảnh hưởng đến công việc chung.Thông thường, khu vực chuẩn bị thực phẩm được chia thành một phần để chế biến thực phẩm sống (ví dụ như cắt thịt bò) và một phần để phân loại thực phẩm thành các mẻ (cắt rau, trộn salad, v.v.). Đặt phần này gần khu vực lưu trữ giúp thực phẩm luôn tươi, chuẩn bị một cách hiệu quả và nhanh chóng để chuyển vào khu vực nấu ăn.
Khu vực nấu ăn
Bếp nấu là khu vực quan trọng nhất trong bộ phận bếp, quyết định sự thành công của món ăn. Khu vực này sẽ có các đồ dùng, thiết bị chuyên dụng để thực hiện công việc xào, nấu, hấp, hầm, chiên, nướng,…Vì vậy cần bố trí diện tích đủ rộng, thoáng để có thể phân chia từng khu chức năng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Sử dụng các thiết bị đồ dùng bằng inox hoặc đá để vệ sinh dễ dàng và đảm bảo an toàn trong chế biến. Ngoài ra, khu bếp nấu cũng cần được trang bị máy hút mùi chuyên dụng. Tuyệt đối không để khói làm ảnh hưởng nhà bếp hay bàn ăn của khách..
Khu trình bày và ra đồ ăn
Đây là nơi các món ăn đã hoàn thành được trình bày và phục vụ cho khách hàng. Khu này sẽ bao gồm: chậu rửa, các giá inox, bàn inox, xe đẩy đồ chờ sẵn, giá bát đĩa. Cần đảm bảo cửa ra đồ phải rộng, thoáng, không vướng víu. Tránh làm đổ vỡ hay làm hỏng món ăn trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt cần giữ sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực khách.
Nếu bạn có một nhà hàng tự phục vụ hoặc tự chọn, đây là nơi thực phẩm được đặt trong các tủ giữ nóng trưng bày để khách hàng lựa chọn. Khu vực này cần được đặt ở ngay trước bếp, ngay sau khu vực nấu ăn. Nhằm rút ngắn khoảng cách giữa món ăn đã hoàn thành và khách hàng.
Bố trí bếp nhà hàng hợp lý
>>>Xem thêm:
- Danh sách thiết bị bếp nhà hàng mọi bếp ăn nên có
- Một số lưu ý khi vệ sinh bể tách mỡ
Trên đây Hà Tiên đã chia sẻ về thiết bị bếp và cách bố trí các khu vực sao cho hợp lý. Tùy theo điều kiện thực tế của nhà hàng, chi phí, địa hình, phong thủy… bạn có thể chọn cách bố trí phù hợp nhất cho nhà hàng của mình. Chúc bạn thành công!