Nếu như trước đây các nhà hàng, quán ăn… đa phần chỉ phục vụ cho những thực khách tới ăn tại chỗ. Thì giờ đây thông qua các nền tảng số, đối tượng khách hàng online đang dần chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của các đơn vị F&B. Đặc biệt khi đại dịch Covid 19 hoành hành, kinh doanh online được xem như “phao cứu sinh” của nhiều đơn vị ăn uống. “Bếp trên mây” chính là một mô hình kinh doanh F&B như thế.
Mục lục
Bếp trên mây là gì?
Bếp trên mây hay bếp đám mây, cloud kitchen, là một mô hình nhà hàng chỉ cung cấp dịch vụ thức ăn mang đi, thay vì phục vụ tại chỗ. Hình thức kinh doanh này được xây dựng dựa trên mô hình on – demand. Có nghĩa là phục vụ theo nhu cầu khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi. Thông qua các nền tảng đặt hàng trực tuyến như Grabfood, Gofood, Baemin, Now… bếp sẽ tiến hành nhận các đơn hàng từ khách hàng.
Ưu điểm của mô hình khu bếp trên mây
Bếp đám mây được đánh giá là mô hình kinh doanh F&B có vốn đầu tư thấp, ít rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận cao. Bởi vì:
- Giảm chi phí thuê mặt bằng: Nếu như khi mở một nhà hàng, quán ăn, bạn phải tốn kha khá chi phí cho một vị trí vừa có độ nhận diện tốt, vừa có đủ diện tích, không gian để nấu nướng và cho khách ngồi lại. Thì với khu bếp trên mây, bạn chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ hàng tháng để thuê bếp nấu, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí vận hành: Vì không cung cấp dịch vụ ăn uống tại chỗ, nên bạn sẽ không cần trang trí nhà hàng hay thuê nhân viên bồi bàn… Đối với mô hình khu bếp trên mây sẽ chỉ cần 3 tới 5 nhân sự để chế biến thực phẩm. Những công việc còn lại như nhận đơn hay giao hàng sẽ có bên thứ 3 thay bạn thực hiện. Theo tờ Singapore Business Review, Neeraj Sundarajoo – một chuyên gia phát triển công nghệ trong ngành F&B chia sẻ: Thông thường một nhà hàng truyền thống sẽ phải giành 10 – 20% chi phí thuê mặt bằng, 30% cho chi phí nguyên liệu và 20 – 30% cho chi phí nhân sự. Trong khi “cloud kitchen” có thể giảm đáng kể chi phí thuê mặt bằng, nhân sự phục vụ tại chỗ.
- Chất lượng món ăn được tập trung hơn: Các món ăn được xem là “sợi dây liên kết” duy nhất giữa gian bếp trên mây với khách hàng. Việc không phải thực hiện thêm các hoạt động khác ngoài nấu nướng, giúp cho đầu bếp có thể dành toàn tâm toàn ý cho chế biến món ăn.
- Cơ hội mở rộng tốt hơn: Với khoản chi phí ban đầu thấp, không cần đầu tư nhiều, bạn hoàn toàn có thể khởi đầu với một quy mô nhỏ. Sau một thời gian hoạt động, khi đã gây dựng được uy tín thương hiệu và có khách hàng trung thành, bạn sẽ dễ dàng mở rộng quy mô phục vụ hơn.
Bếp đám mây “nở rộ” trong mùa dịch
Trên thế giới, “cloud kitchen” là startup khá hấp dẫn, thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư. Theo thông tin từ CNN, CloudKitchens – công ty có trụ sở tại Mỹ, đã nhận được hơn 400 triệu USD tiền góp vốn. Trong khi đó, Công ty Reef (Mỹ) đang chế biến thức ăn từ hàng ngàn bãi đỗ xe. Rebel Foods điều hành bếp đám mây của hơn 3.000 nhà hàng ở 35 thành phố tại Ấn Độ.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường JLL, bếp đám mây đang có xu hướng “nở rộ” tại châu Á. Nơi ngày càng phổ biến thời gian làm việc linh hoạt, nhu cầu đặt hàng online không ngừng tăng. Các dịch vụ như bếp trên mây đang lấp đầy nhu cầu ăn uống của khách hàng.
Theo đại diện JLL Việt Nam, yếu tố nhân khẩu học của các thành phố lớn Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình cloud kitchen phát triển. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid diễn biến phức tạp, nhiều nhà hàng phải đóng cửa và người tiêu dùng chuyển sang dùng bữa tại nhà, ăn trưa tại văn phòng. Dịch vụ giao thức ăn online chính là giải pháp “cứu cánh” cho cả nhà hàng lẫn người tiêu dùng.
Theo Euromonitor International, đến năm 2030, thị trường bếp đám mây thế giới có thể trị giá 1.000 tỷ USD. Trong mô hình này, các nhóm đầu bếp hoạt động tập trung cung cấp hàng loạt món ăn cho những nhà hàng muốn mở rộng dịch vụ giao đồ ăn, hay dành cho các thương hiệu chỉ hoạt động thông qua ứng dụng di động.
Các loại hình bếp trên mây hiện nay
Hiện nay, mô hình bếp trên mây được chia thành 5 loại, cụ thể là:
Bếp một thương hiệu
Bếp một thương hiệu hay bếp độc lập là một bếp ảo của một người chủ duy nhất. Chỉ có một bếp hoạt động, cung cấp thực đơn nhỏ khoảng 10 tới 15 món và sử dụng dịch vụ giao hàng của bên thứ 3 như Grab, Gojek, Beamin, Now… Đây là hình thức bếp đám mây đơn giản nhất, đang được nhiều đơn vị F&B lựa chọn sử dụng.
Bếp đa thương hiệu
Bếp đa thương hiệu là hình thức một khu bếp tập trung nhiều thương hiệu khác nhau cùng hoạt động. Các thương hiệu này đều đến chung từ 1 công ty và mang những nét đặc điểm ẩm thực riêng. Có thể đáp ứng những nhu cầu khác nhau của nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Nhờ vậy mà doanh nghiệp phục vụ được số lượng khách hàng lớn hơn.
Nhà hàng ảo
Nhà hàng ảo được vận hành dựa trên một nhà hàng có sẵn từ trước. Có thể hiểu đây là một thương hiệu ảo hoạt động song song với nhà hàng chính. Và chỉ hiện diện trên các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến. Loại hình bếp trên mấy này sẽ tận dụng các trang thiết bị và nguồn thực phẩm sẵn có từ nhà hàng chính, rồi tạo nên một thức đơn khác. Các chủ nhà hàng có thể dùng hình thức này để đánh giá phản ứng của khách hàng trước thực đơn mới, khác hoàn toàn thực đơn gốc của nhà hàng chính.
Chia sẻ không gian bếp chung
Một chủ đầu tư sẽ xây một khu bếp lớn, bao gồm những gian bếp nhỏ trang bị đầy đủ các thiết bị nấu nướng cơ bản. Các đơn vị F&B có thể thuê từng gian bếp nhỏ để sử dụng với mức chi phí thấp. Điểm đặc biệt của khu bếp chung là chúng được đặt ở những địa điểm có nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống cao. Tại Việt Nam Chef Station, Cloud Cook là những thương hiệu đi tiên phong của loại hình chia sẻ bếp chung của mô hình khu bếp trên mây.
Dưới sự quản lý của một đơn vị điều hành
Đây là hình thức một đơn vị đứng ra quản lý, điều hành khu bếp tập trung. Họ thực hiện hầu hết mọi công việc từ tìm kiếm khách hàng, xử lý đơn đặt hàng… cho đến giao hàng. Những nhà hàng được mời hợp tác sẽ chỉ việc chế biến món ăn theo yêu cầu của khách hàng. Loại hình này đã được Grab áp dụng với tên gọi GrabKitchen.
Những thách thức khi tham gia mô hình bếp trên mây
Tuy mở ra cho ngành F&B nhiều cơ hội phát triển, thế nhưng các chủ nhà hàng vẫn sẽ gặp phải không ít thách thức khi tham gia bếp trên mây.
Độ cạnh tranh cao
Bởi vì rào cản gia nhập thấp, đa phần ai cũng có thể tiến hành mô hình bếp đám mây. Nên mức độ cạnh tranh ở thị trường này khá gay gắt. Đặc biệt khi mà việc bán hàng được thực hiện hoàn toàn bằng hình thức online. Thì sự cạnh tranh về giá, chất lượng và thời gian phục vụ lại càng đẩy lên mức cao hơn.
Phụ thuộc vào bên thứ ba
Phần lớn các loại hình khu bếp trên mây đều được vận hành thông qua bên thứ ba như Grabfood, Gofood, Now, Beamin… Nhưng đơn vị chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và giao thức ăn. Điều này đã tạo nên sự phụ thuộc giữa nhà hàng với bên thứ ba. Nếu tách riêng khỏi các nền tảng thì khó tiếp cận được nguồn khách hàng. Bên cạnh đó các nhà hàng còn phải trả một khoản phí hoa hồng cho bên nền tảng.
Khó tiếp cận thông tin khách hàng
Do công việc của các khu bếp ảo chỉ là thực hiện nấu món ăn, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Mọi thông tin liên hệ hay phản hồi từ khách hàng đều do bên thứ 3 quản lý. Nên các nhà hàng sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng và chăm sóc khách hàng trung thành.
Duy trì hiệu suất làm việc nhanh chóng
Như đã nói ở trên, mô hình khu bếp trên mây có mức độ cạnh tranh cao. Nên muốn tồn tại lâu dài với hình thức này, thì bên cạnh chất lượng thức ăn còn phải đảm bảo thời gian cung cấp nhanh chóng. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ vào đầu bếp và các thiết bị nấu nướng.
Một khu bếp được thiết kế thông minh với những trang thiết bị bếp công nghiệp chất lượng, sẽ nâng cao hiệu suất phục vụ món ăn của nhà hàng.
Đơn vị thiết kế, thi công bếp trên mây uy tín tại Việt Nam
Công ty TNHH SX – TM Hà Tiên là nhà thầu uy tín, chuyên sản xuất, cung cấp thiết bị bếp công nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam. Cho đến nay chúng tôi đã có trên 17 năm hoạt động trong ngành thiết kế, sản xuất, thi công bếp công nghiệp. Với phương châm luôn “Mang đến sự hài lòng toàn diện cho khách hàng bằng cách đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn trong sản phẩm và dịch vụ”, chúng tôi luôn cung cấp cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất.
Sản phẩm của chúng tôi không chỉ có chất lượng cao mà còn rất đa dạng mẫu mã, kích thước. Từ những sản phẩm tự sản xuất như bàn chậu inox, bếp hầm, nồi hầm, bếp Á, tủ cơm điện… Cho tới các mặt hàng nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản, Italia, Đức, Hàn Quốc… như máy rửa chén, máy rửa ly, tủ đông, tủ mát…Chúng tôi đã trở thành đơn vị đồng hành của hơn 3000 dự án bếp công nghiệp, bếp nhà hàng trải dài từ Bắc vào Nam. Có thể kể đến 1 số cái tên tiêu biểu như:
- Heineken,
- Rohto,
- Unilever,
- Ajinomoto Biên Hòa,
- Takashimaya,
- Sunnyworld,
- Toyota Vĩnh Phúc,
- Khu du lịch Đại Nam,
- Chuỗi nhà hàng Runam,
- Chuỗi nhà hàng cà phê The Running Bean…
Ngoài ra, Hà Tiên còn là nhà xuất khẩu thiết bị bếp inox cao cấp ở thị trường Úc, Mỹ.
Còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với Hà Tiên qua số Hotline 0932.699.924, để được tư vấn thiết kế, thi công bếp trên mây nhanh nhất!
Xem thêm:
Thiết kế bếp cho quán phở đẹp, sang trọng
Thiết kế bếp nhà hàng Majestic
Có thể bạn quan tâm
- Catalogue Tủ Hấp Hải Sản 3 Tầng Hatiencorp Năm 2024 - 12/01/2024
- Catalogue Bếp Chiên Nhúng Hatiencorp Năm 2024 - 05/01/2024
- Catalogue Chảo Nghiêng Tay Quay 2024 Của Hà Tiên - 04/01/2024