4.5 2 Các đánh giá
Article Rating

Xây dựng quy trình Bếp ăn 1 chiều là mục tiêu hướng đến của các khu bếp ăn tập thể. Đặc biệt đối với các khu bếp ăn trường học, quy trình này lại càng quan trọng bởi giúp tạo ra một môi trường chế biến thức ăn khoa học, hợp vệ sinh. Bếp ăn 1 chiều cần tuân tủ các nguyên tắc nào và được thiết kế ra sao mời các bạn cùng Hà Tiên theo dõi bài viết dưới đây.

 Quy trình bếp ăn một chiều là gì?

Quy trình bếp 1 chiều được hiểu là chuỗi các hoạt động trong bếp ăn từ khâu sơ chế cho đến khâu thành phẩm chỉ diễn ra theo 1 chiều duy nhất. Nhằm tránh sự chồng chéo giữa các loại thực phẩm sống và chín. Đồng thời, quy trình bếp ăn 1 chiều cũng giúp nâng cao vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo quy trình làm việc độc lập, khép kín giữa các khu vực.

Quy trình bếp ăn 1 chiều
Quy trình bếp ăn 1 chiều

Các khu vực trong quy trình bếp 1 chiều

Theo quy trình bếp ăn 1 chiều, trong bếp được chia ra thành nhiều khu vực như:

Khu vực tiếp tiếp nhận nguyên liệu đầu vào là nơi kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm bằng các số đo đơn giản, thiết bị thăm dò, nam châm hút kim loại.

Hoặc quan sát bằng mắt và ngửi trực tiếp. Đối với trái cây, rau củ quả kiểm tra thời hạn sử dụng, bị hư úa dập nát hoặc bị vi sinh xâm nhập gây biến đổi màu sắc, hương vị.

Đối với thịt cá, hải sản kiểm tra thời hạn sử dụng hạn sử dụng, màu sắc, trạng thái.

Trong đó 3 yếu tố sinh học, hóa học hoặc vật lý có thể là nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm. 3 mối nguy: hóa học, vật lý và mối nguy sinh học cụ thể là:

Yếu tố hóa học gây như phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, chất tẩy rửa, chất diệt trùng, thuốc kháng sinh hoặc các phụ gia thực phẩm. Yếu tố hóa học là do quá trình chăn nuôi, trồng trọt.

Yếu tố vật lý bao gồm các mảnh vỡ kim loại, thủy tinh, gỗ vụn, sạn, xương,…có thể gây thương tích như gãy răng, đứt miệng hoặc nghẹt thở.

Yếu tố vật lý có thể do trong quá trình thu hoạch, vận chuyển bám vào thực phẩm.

Yếu tố sinh học như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy. Yếu tố sinh học xảy ra do vệ sinh kém, trong đất.

Khu vực tiếp nhận nguyên liệu
Khu vực tiếp nhận là nơi kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và phân loại nguyên liệu

Phân loại nguyên liệu

Nguyên liệu như nông sản, thực phẩm, rau củ quả sẽ được phân loại dựa trên kích cỡ, trọng lượng, độ chín.

Làm sạch sơ bộ nguyên liệu

Các loại trái cây, rau của sẽ được rửa sơ bộ để loại bỏ chất hóa học, phân bón hoặc loại bỏ đất cát, cành lá, thân, cuống, gốc rễ.

Gà vịt sẽ được lấy nội tạng, làm sạch lông, cắt nhỏ thành các phần.

bếp ăn 1 chiều
Video bố trí bếp ăn công nghiệp theo quy trình bếp 1 chiều

Khu vực bảo quản nguyên liệu

Nguyên liệu sau khi được phân loại và rửa sơ bộ sẽ được chuyển vào khu vực bảo quản. Rau củ, nông sản cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 8oC.

Đối với thịt rất dễ bị hư hại do hàm lượng ẩm cao, các emzym, vi sinh vật dễ tấn công, vì vậy cũng cần bảo quản ở nhiệt độ 8oC.

Khu vực sơ chế

Sơ chế nguyên liệu gồm các công đoạn như:

Sơ chế thô là loại bỏ những phần không sử dụng được của thực phẩm như rửa sạch để loại bỏ phần hư úng,  nội tạng chất bẩn.

Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu

Ngâm nước muối dung dịch rửa thực phẩm hoặc chanh, rượu trắng để làm sạch và khử mùi tanh của thịt, cá và loại bỏ.

Chần nước sôi nhằm loại bỏ vị đắng (chẳng hạn như khổ qua), vị mặn, vị chua, vị tanh hoặc loại bỏ bớt chất bẩn bám trong thực phẩm.

Sơ chế tinh (tinh chế nguyên liệu): Cắt thái, tạo hình tẩm ướp nguyên liệu cho phù hợp với yêu cầu của mỗi món ăn cụ thể.

Sơ chế tinh thường được thực hiện theo thứ tự: mặn –  ngọt – thơm – cay – không mùi.

Thực phẩm tươi sống như thịt, cá cần được đông lạnh nếu chưa được chế biến ngay. Rã đông trước khi đưa vào chế biến.

Tinh chế nguyên liệu
Tinh chế nguyên liệu

Khu vực chế biến thực phẩm gồm gia nhiệt và trộn salad (bếp lạnh)

Chế biến nhiệt là hoạt động phổ biến nhất như chiên, xào, hầm, kho, ninh xương. Đây là nơi tập trung nhiều loại thiết bị nấu như bếp hầm, bếp xào, bếp chiên, tủ nấu cơm, lò nướng, v.v

Bếp lạnh (cold kitchen) hay còn được gọi là bếp nguội, là nơi chế biến các món ăn không qua lửa như như trộn salad, trái cây, các món gỏi, món cuốn, sandwish hoặc các món thịt nguội như giò, chả, nem, jambon. Bếp lạnh rất phổ biến trong các nhà hàng châu Âu.

Khu vực ra thức ăn

Thức ăn sau khi nấu chín sẽ được chuyển đến khu ra thức ăn, đậy nắp kín hoặc bảo quản trong các thiết bị chuyên dụng như các quầy, nồi giữ nóng.  Khu vực ra thức ăn được bố trí gần căn tin để tiện cho việc phục vụ. Thức ăn sẽ được chia ra các khay dĩa.

Khu vực ra thức ăn
Khu vực ra thức ăn thường được bố trí ở gần khu vực chế biến thức ăn để tiện cho việc di chuyển

Khu vực rửa chén

Là nơi rửa chén đĩa, dụng cụ sau khi chế biến. Khu vực rửa chén thường không dùng chung với khu vực sơ chế mà được trang bị bàn, chậu rửa riêng biệt. Một số khu bếp nhà hàng, bếp ăn trường học, để đảm bảo an toàn, các chủ đầu tư trang bị máy rửa chén hiện đại, có chế độ sấy khô tiệt tùng chén đĩa. Hoặc trang bị tủ sấy dụng cụ, chén đĩa, dao muỗng.

Khu vực rửa chén trong bếp ăn 1 chiều
Khu vực rửa chén

>>>Xem thêm: Những điều bạn nên biết khi chọn mua thiết bị bếp công nghiệp

Mô hình bếp ăn 1 chiều công nghiệp

Công ty TNHH SX – TM Hà Tiên là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế thi công và lắp đặt thiết bị bếp công nghiệp. Chúng tôi chuyên thiết kế bếp ăn 1 chiều, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trải qua nhiều năm phát triển, Hà Tiên đã thực hiện rất nhiều dự án thiết kế, thi công và lắp đặt bếp công nghiệp cho nhiều dự án như bếp ăn tập thể khu du lịch

Châu Đốc, bếp trung tâm RuNam, bếp ăn một chiều Bếp trường đại học Hoa Sen, bếp ăn tập thể nhà máy bia Heineken, v.v…

Ngoài ra, chúng tôi còn có xưởng sản xuất inox tại TP. HCM, chuyên thiết kế và sản xuất các thiết bị inox đa dạng như: bàn inox, tủ inox, chậu rửa inox, kệ inox, xe đẩy inox, các loại bếp bằng inox với kích thước tùy chỉnh theo yêu cầu của quý khách hàng.

Gợi ý chọn thiết bị theo quy trình bếp 1 chiều

Đặc biệt đối với quy trình bếp ăn 1 chiều, Hà Tiên gơi ý giúp bạn bố trí thiết bị theo từng khu vực cho phù hợp như:

Khu vực nhận nguyên liệu: Bàn inox, chậu rửa inox, cân, kệ inox, xe đẩy inox.

Khu vực sơ chế nguyên liệu: chậu rửa inox, kệ inox, bàn mát, bàn lạnh.

Khu vực bảo quản: Tủ đông, tủ mát, các loại kệ inox.

Khu vực nấu ăn gồm các loại bếp như bếp á, bếp âu, bếp nướng, bếp hầm, bếp chiên,…

Khu vực ra thức ăn: Khay inox, bàn inox, xe đẩy khay thức ăn, Khu vực rửa chén: Bàn để bát bẩn, máy rửa chén, bàn để bát sạch, tủ sấy chén, tủ úp chén.

>>>Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng Bếp gas công nghiệp bạn nên biết

Bản vẽ 3D mô hình bếp ăn 1 chiều

Mô hình bếp ăn 1 chiều
Mô hình bếp ăn 1 chiều trong bếp nhà hàng
Mô hình bếp ăn 1 chiều
Mô hình bếp ăn 1 chiều nhà hàng Beerclub

Trên đây là một số thông tin về quy trình bếp ăn 1 chiều. Nếu bạn có nhu cầu mở nhà hàng, quán ăn và đang tìm một nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này thì Công ty TNHH SX – TM Hà Tiên chính là nơi bạn có thể yên tâm lựa chọn. Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0932 699 924

0/5 (0 Reviews)
4.5 2 Các đánh giá
Article Rating
Đăng ký
Thông báo của
0 Comments
Mới nhất
Củ nhất Đánh giá cao nhất
Phản hồi tại chổ
Xem toàn bộ phản hồi
0
Chúng tôi cảm ơn bạn đã quan tâm, vui lòng phản hồi ý kiến của bạn!x