Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam như sau:
– Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
– Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
Theo quy định tại Điều 28 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
  • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Theo quy định tại Điều 29 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
  • Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo quy định tại Điều 30 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm như sau:
  • Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  • Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất

Bếp đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Bếp công nghiệp là nơi chế biến thức ăn, cho nhiều người ăn. Thường được tổ chức tại các nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà hàng, ….

Một bếp ăn, có quy mô phục vụ từ 30 người trở lên. Ảnh hưởng sức khỏe nhiều người, việc đảm bảo sức khoẻ là rất quan trọng. Tránh tuyệt đối ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tính mạng con người.

Các lỗi trong an toàn thực phẩm, hoàn toàn có thể tránh được. Nếu nhà bếp của bạn, được tổ chức hợp lý. Các nhân viên đầu bếp, được học kỹ các quy định an toàn thực phẩm. Nhân viên, thực hiện quy định một cách nghiêm túc.

1. Vệ sinh nhà bếp như thế nào đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vị trí nhà bếp phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường. Cần vệ sinh thường xuyên tay, dụng cụ sau khi sử dụng xong.

Bếp ăn, phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Cách biệt với nhà vệ sinh, và các nguồn ô nhiễm khác.

Thùng chứa rác, phải có nắp đậy. Nhân Viên, không để thức ăn thừa rơi ra ngoài.

2. Yêu cầu về thiết kế, bố trí đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Có khu sơ chế nguyên liệu, kho nguyên liệu, khu chế biến, khu bảo quản thực phẩm. Khu vực rửa tay, nhà vệ sinh cách biệt. Thực hiện nghiêm quy tắc thiết kế bếp 1 chiều, để giữ an toàn vệ sinh trong nhà bếp.

3. Cách chọn nguyên liệu thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thường xuyên kiểm tra thực phẩm đang lưu trữ. Những thực phẩm mới nhập được kiểm tra an toàn trước khi đưa vào lưu trữ tủ đông, tủ mát.

Nhanh chóng loại bỏ những thực phẩm có khả năng không an toàn.

Nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản, chất hỗ trợ chế biến, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Bếp ăn phải được xây dựng bằng vật liệu không thấm nước như inox, nhựa,…

Trang thiết bị, dụng cụ, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.  Sản phẩm được sản xuất, đảm bảo không có chất gây độc, khi thực phẩm tiếp xúc trực tiếp.

>> Hướng dẫn an toàn vệ sinh thực phẩm tổng quan nhà hàng

4. Vệ sinh an toàn đối với nhân viên trước khi vào khu bếp.

Người trực tiếp chế biến, làm thức ăn, phải có kiến thức về Haccp. Nhân viên được đào tạo, huấn luyện, và không có bệnh truyền nhiễm.

Khi chia thức ăn chính, nhân viên phải dùng dụng cụ, để chia thức ăn không được dùng tay. Mang giày không bị trơn trượt vì nhân viên phải hoạt động nhiều và thường xuyên di chuyển.

Thường xuyên tổ chức đào tạo an toàn thực phẩm, quy định mới trong an toàn thực phẩm cho nhân viên bếp, đặc biệt nhân viên mới.

Có nhiệm vụ luôn giữ sạch sẽ khu vực bếp, luôn tạo môi trường làm việc thoáng, sạch.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết xem nhiều nhất: